Người di cư càng gặp khó khăn hơn

09/03/2023 | 22:56 GMT+7

Nhiều quốc gia phương Tây mạnh tay ngăn chặn người nhập cư trái phép đã làm cho số phận những người có kỳ vọng tìm về “vùng đất hứa” càng thêm bấp bênh.

Lực lượng cứu hộ Anh (phía trước) chặn tàu chở người di cư từ Pháp băng qua eo biển Manche. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Mới đây, nhà chức trách Colombia, lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết, 4 người di cư trong đó có 3 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xảy ra vụ chìm thuyền chở ít nhất 41 người di cư ngoài khơi biển Aegean. Lực lượng này đã điều động ba tàu và một máy bay trực thăng, cùng với một đội cứu hộ tiếp cận chiếc thuyền bị chìm và vớt thi thể 1 phụ nữ và giải cứu 40 người khác, 6 người trong số họ đã đến được đảo Leros.

Đảo Leros gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực người di cư thường xuyên rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, một số người di cư cố gắng đến Italia qua khu vực này bất chấp nguy hiểm và điều kiện thời tiết.

Trước đó, hồi cuối tháng 2 một chiếc thuyền gỗ chở người di cư đã bị đắm sau khi va vào đá trong vùng biển gần Steccato di Cutro - một khu nghỉ mát ở bờ biển phía Đông vùng Calabria của Italia. Vụ việc khiến ít nhất 61 người thiệt mạng, trong đó có 12 trẻ em. 81 người được giải cứu sống, trong đó 20 người phải nhập viện. Bộ trưởng Nội vụ Italia Matteo Piantedosi cho biết 20-30 người có thể vẫn còn đang mất tích vì chiếc thuyền chở khoảng 150-200 người di cư.

Italia là điểm đổ bộ chính của những người di cư khi họ cố gắng vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu. Theo Bộ Nội vụ Italia, từ đầu năm đến nay, có 13.067 người đã di cư đến nước này bằng thuyền, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Cao ủy về người tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cho biết năm 2022, có 51% số người di cư vượt biển đến Italia khởi hành từ Libya, 31% từ Tunisia và 15% từ Thổ Nhĩ Kỳ. Số còn lại đi từ Lebanon, Algeria và Syria.

Cùng với Tây Ban Nha và Italia, Hy Lạp là một trong những cửa ngõ chính vào Liên minh châu Âu của người di cư và tị nạn từ Trung Đông, châu Phi và châu Á. Họ đã phải vượt qua con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới để chạy trốn xung đột, nghèo đói ở quê nhà. Dự án Người di cư mất tích của Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp tử vong và mất tích ở Địa Trung Hải kể từ năm 2014 đến nay, trong đó hơn 220 người đã chết hoặc mất tích trong năm nay.

Nguy hiểm đang chờ trực đối với những người đi tìm đến “miền đất hứa” châu Âu, tuy nhiên vì chiến tranh, dịch bệnh, nghèo đói… họ đành chấp nhận đánh đổi cả sinh mạng để mong có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên cho dù họ có tới được trời Tây cuộc sống cũng không khá hơn bởi nhiều chính sách khắc nghiệt đã và đang mở ra ở các quốc gia nay.

Mới đây, Anh đã công bố dự luật ngăn chặn người nhập cư trái phép nhằm mạnh tay ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp từ Pháp vào Anh qua eo biển Manche. Theo dự luật được Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman trình bày trước Quốc hội Anh, người nhập cư trái phép qua tuyến đường này sẽ bị trục xuất, bị cấm nhập cảnh vào Anh và bị cấm xin cấp quy chế công dân của nước này. Số đơn xin tị nạn hàng năm cũng sẽ được giới hạn ở mức do quốc hội quy định.

Anh và Pháp có nhiều thỏa thuận tăng cường giám sát eo biển Manche để ngăn chặn dòng người di cư trái phép qua tuyến đường này, vốn tăng mạnh từ năm 2018. Mặc dù vậy, riêng trong năm 2022, vẫn có trên 45.000 người vượt eo biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ để nhập cảnh vào Anh, tăng 60% so với năm trước đó.

Trong một động thái liên quan, Mỹ, Italia, Thụy Điển và nhiều quốc gia châu Âu đã chính thức cấm người nhập cư trái phép. Chính động thái này đã làm cho làn sóng người di cư vào châu Âu đã khó nay càng khó hơn.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>