Thứ Ba, ngày 11/10/2022 | 08:50
Chưa đầy một tháng trước khi cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra tại Mỹ, giới báo chí và học giả cảnh báo tình trạng không ít tiểu bang đã thông qua luật có thể đe dọa quyền đi bầu của một số đối tượng cử tri.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ đảng Dân chủ tại Trường Trung học Richard Montgomery ở Rockville thuộc bang Maryland ngày 25-8, giờ địa phương, Tổng thống Biden nêu rõ quyền lựa chọn của cử tri nằm trong lá phiếu năm nay để bảo đảm an sinh xã hội cũng như sự an toàn trước vấn nạn bạo lực súng đạn và nhiều vấn đề khác. Ảnh: AP
Theo tiến sĩ Lisa Bryant, Trưởng khoa Khoa học chính trị của Đại học bang California ở Fresno, bối cảnh bầu cử Mỹ có những điểm khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Hiện hệ thống bầu cử tại Mỹ được triển khai theo cơ chế phi tập trung, có nghĩa là từng tiểu bang kiểm soát cách thức các cuộc bầu cử được tổ chức chứ không phải chính quyền liên bang. Vì thế, ở một mức độ nào đó, các cơ quan tư pháp địa phương có thể vận hành những mô hình bầu cử khác nhau.
Hiện đã có 16 tiểu bang đã tổ chức bỏ phiếu do ngày bầu cử vào tháng 11. Trong khi nhiều bang cho phép bỏ phiếu qua đường bưu điện, hiện có 5 bang thông qua luật cấm việc này, bao gồm Michigan, Virginia, Illinois, Pennsylvania và Rhode Island. Mỹ có truyền thống đi bầu vào ngày thứ ba trong tuần. Vì thế, tiến sĩ Bryant cho rằng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện tạo điều kiện cho nhiều cử tri có thể đi bầu hơn, chẳng hạn như cha mẹ có con nhỏ hoặc người lao động không thể đi bỏ phiếu trong giờ làm việc.
Bên cạnh đó, nữ tiến sĩ lo ngại Thông tin nhận dạng cho cử tri (Voter ID) đang tiếp tục là thách thức cho quyền đi bầu ở Mỹ trong khoảng một thập niên trở lại đây. Những dạng giấy tờ có thể dùng để chứng minh Voter ID bao gồm bằng lái xe, hộ chiếu, giấy khai sinh, bằng lái phi công… Thế nhưng, tiến sĩ Bryant lưu ý rằng không phải công dân Mỹ nào cũng có Voter ID hợp lệ. Chẳng hạn, cư dân ở các siêu đô thị đông đúc, nơi hệ thống giao thông công cộng dày đặc, có thể sẽ không lấy bằng lái xe. Người già, cử tri thuộc các nhóm thiểu số cũng có thể không lái xe.
Tiến sĩ Bryant cho biết đối với những ai chưa quen thuộc với các cơ chế Mỹ, người dân phải trả tiền nếu muốn có thông tin nhận dạng (ID). Ví dụ, trong trường hợp bằng lái, chi phí dao động từ 18-35 USD (430.000-840.000 đồng).
Vấn đề an ninh cũng rất quan ngại. Một khảo sát của Reuters tại 30 văn phòng bầu cử cho thấy 15 trong số đó đã tăng cường an ninh theo những cách khác nhau, từ lắp nút ấn khẩn cấp đến thuê thêm bảo vệ hay triển khai huấn luyện xử lý nổ súng và giảm leo thang. Khảo sát của Reuters tập trung tại các các bang chiến trường và những văn phòng luôn yêu cầu phải tăng cường an ninh.
Các quan chức phụ trách bầu cử trên khắp nước Mỹ cho biết họ đang phối hợp chặt chẽ hơn với lực lượng thực thi pháp luật địa phương để phản ứng nhanh hơn với bất kỳ lộn xộn nào. Nhiều điểm còn đào tạo nhân viên phương pháp xử lý xung đột và ẩn náu nếu kẻ nổ súng xuất hiện.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã điều tra hơn 1.000 tin nhắn gửi đến các nhân viên bầu cử từ năm 2020, trong đó hơn 100 tin có thể dẫn đến việc phải triển khai biện pháp bảo vệ.
Cứ 5 viên chức bầu cử Mỹ thì có 1 người cho biết họ có thể không tiếp tục công việc cho đến năm 2024, khi cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo diễn ra, theo kết quả khảo sát mà Trung tâm Brennan vì công lý công bố hồi tháng 3. Những lý do họ nêu ra là căng thẳng, tấn công từ các chính trị gia và chờ nghỉ hưu.
Vào ngày 8-11 tới đây, dân Mỹ sẽ đi bầu để chọn ra toàn bộ 435 ghế Hạ viện và 35 ghế Thượng viện. Bên cạnh đó, ghế thống đốc của 36 tiểu bang cũng phụ thuộc vào các phòng phiếu, chưa kể vô số ghế thị trưởng và các vị trí thuộc chính quyền địa phương. |
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:28 13/05/2025
(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.
08:24 13/05/2025
(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.
08:22 13/05/2025
Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.
08:21 13/05/2025
(HG) - Nhằm tăng cường quản lý công tác văn thư lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức huyện và 15 xã, thị trấn.