Hệ lụy của xung đột ở Sudan: Khủng hoảng nhân đạo lan rộng

Thứ Tư, ngày 17/07/2024 | 09:23

Xung đột tại Sudan đã làm hàng chục ngàn người bị thiệt mạng mà còn gây ra khủng hoảng nhân đạo không chỉ ở quốc gia này mà còn lan rộng sang Nam Sudan.

Hơn 7,7 triệu người đã phải di dời trong nội địa Sudan kể từ khi xung đột bùng nổ, trong khi khoảng 2,2 triệu người khác đã vượt biên giới sang các nước láng giềng, số liệu từ Tổ chức di cư quốc tế (IOM). Nguồn: WE NEWS

Mới đây, Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) cho biết hơn 100 chiến binh thuộc Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương ở thủ đô Khartoum. SAF khẳng định các lực lượng của mình đã thực hiện một số hoạt động ở thủ đô Khartoum ngày 13-7, trong đó một số phương tiện chiến đấu của RSF bị phá hủy.

Theo chính quyền địa phương, hàng chục ngàn người từ bang Sinnar ở miền Trung Sudan đang chạy trốn đến bang Gedaref phía Đông, để thoát khỏi cuộc xung đột vũ trang gia tăng gần đây giữa SAF và RSF.

Trong khi đó, theo thành viên ủy ban viện trợ nhân đạo tại bang Gedaref, Mohamed Adam Mohamed, hơn 135.000 người đã phải di dời từ Sinnar đến Gedaref. Tổ chức này đã thiết lập một nơi trú ẩn khẩn cấp để hỗ trợ những người lánh nạn.

Trước đó, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) cho hay cuộc xung đột giữa SAF và RSF kể từ giữa tháng 4-2023 cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16.650 người và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trong một tác động liên quan, mới đây, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra cảnh báo, cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đã hiện hữu ở Nam Sudan - quốc gia láng giềng với nước này - nay lại càng nghiêm trọng hơn. Đây cũng là tình trạng chung của cộng đồng các quốc gia tiếp nhận người tị nạn ở châu Phi.

Cuộc khảo sát kinh tế - xã hội cho thấy, những người buộc phải chạy trốn đến Nam Sudan thường đến các vùng nông thôn có các dịch vụ cơ bản hạn chế, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiếu cơ hội học hành, cơ sở hạ tầng kém và nơi ở quá đông đúc. Từ đó làm trầm trọng thêm khủng hoảng vốn đã tồn tại ở quốc gia châu Phi này.

Bà Marie-Helene Verney, đại diện UNHCR tại Nam Sudan, cho biết hàng triệu người Nam Sudan sống dưới mức nghèo khổ và cuộc chiến ở Sudan kéo theo dòng người di cư đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nam Sudan.

Bà Verney cho biết: “Trong bối cảnh hiện nay, việc hòa nhập những người tị nạn là một thách thức đặc biệt và điều quan trọng là chúng tôi phải liên kết việc hỗ trợ nhân đạo với các chương trình ổn định và phát triển trong phạm vi có thể”.

Theo UNHCR, Nam Sudan có hơn 460.000 người tị nạn, chủ yếu đến từ Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ethiopia. Hầu hết người tị nạn sống ở khu vực phía Bắc và đã ở đất nước này hơn một thập kỷ. UNHCR cho biết kể từ khi chiến tranh bắt đầu ở Sudan hơn một năm trước, Nam Sudan đã tiếp nhận trung bình 1.600 người mỗi ngày, bao gồm cả những người tị nạn từ Sudan và những người Nam Sudan trở về đất nước.

Báo cáo cho thấy, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp bách nhất, với khoảng 74% hộ gia đình người tị nạn và dân địa phương cho biết họ bị đói trong tháng trước. Hơn 40% số hộ gia đình ở cả hai nhóm đều thấy thu nhập của họ từ tất cả các nguồn đều giảm so với năm trước.

UNHCR cũng cho biết, lũ lụt nghiêm trọng và dai dẳng trong những năm trước đã gây thiệt hại nặng nề đến mùa màng, đất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất lương thực và sinh kế của người dân.

Từ những tác động trên đã khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan và Nam Sudan ngày càng trầm trọng hơn, chưa có giải pháp khả thi để ngăn chặn trong thời gian gần.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bệnh sởi hoành hành, WHO kêu gọi hành động khẩn

08:12 17/03/2025

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi hành động ngay lập tức để giải quyết số ca mắc bệnh sởi mà tổ chức này gọi là “không thể chấp nhận được” trên toàn thế giới.

Tín hiệu mới cho hòa đàm Nga – Ukraine

08:36 14/03/2025

Hơn ba năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Kiev lần đầu tiên đồng ý ngừng bắn với Matxcơva đã mở ra cơ hội hòa đàm mới.

Syria lại rơi vào hỗn loạn

05:43 13/03/2025

Nội chiến ác liệt làm hàng ngàn người thương vong đã khiến Syria một lần nữa rơi vào hỗn loạn.

Tái thiết Gaza - Bài toán khó

07:52 12/03/2025

Xung đột đẫm máu cứ liên tục diễn ra sau nhiều lần thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, khiến quốc tế kỳ vọng tái thiết Gaza như hứa hẹn của các quốc gia.

Tổng thống Zelensky không tham dự đàm phán với Mỹ ?

07:59 11/03/2025

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ không tham dự cuộc họp với các quan chức Mỹ tại Ả Rập Saudi vào ngày 11-3.

Châu Âu tự chủ an ninh thế nào ?

08:52 10/03/2025

Các nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu (EU) hôm 6-3 tham dự Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về quốc phòng và Ukraine tại thủ đô Brussels - Bỉ.

Mỹ ngừng viện trợ quân sự: Cục diện khó cho Ukraine

07:58 07/03/2025

Việc Mỹ ngừng viện trợ quân sự Ukraine khiến Kiev gặp khó nên bám víu phao cứu sinh EU bằng mọi giá.

Báo động bạo lực ở Congo

08:23 06/03/2025

Giao tranh đẫm máu ở Congo làm hàng ngàn người thương vong khiến dư luận quốc tế quan ngại.

Chưa có lời giải cho nạn đói ở Sudan

05:34 05/03/2025

WFP buộc phải tạm dừng hoạt động nhân đạo cho trại tị nạn Zamzam của Sudan do tình trạng bạo lực leo thang mặc dù nơi đây đang bị nạn đói hoành hành.

Châu Phi: Dịch bệnh diễn biến phức tạp

06:21 04/03/2025

Nhiều nước châu Phi đang đối mặt với hàng loạt dịch bệnh chết người.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hỗ trợ công chức, viên chức khi tinh gọn bộ máy

16:11 17/03/2025

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm gánh nặng ngân sách và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, quá trình này chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức - những người trực tiếp chịu tác động từ chính sách tinh giản biên chế.

Chủ tịch Quốc hội: Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh

16:10 17/03/2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.

Cần phát huy sở trường từng người, bố trí công việc phù hợp sau khi hợp nhất

16:10 17/03/2025

(HGO) - Sáng ngày 17-3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Huyến có buổi làm việc với Sở Tài chính tỉnh về hoạt động sau thời gian thực hiện hợp nhất đơn vị Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp và môi trường

16:00 17/03/2025

(HGO) - Sáng ngày 17-3, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng một số sở, ngành liên quan của tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh về tình hình hoạt động của đơn vị.