Giải pháp nào cho an ninh lương thực toàn cầu ?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã họp tại thành phố Miyazaki, Tây Nam Nhật Bản từ ngày 22-4.
Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G7 được tổ chức nhằm tìm giải pháp đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng đang nổi lên do các cuộc xung đột. Dự kiến, các Bộ trưởng G7 sẽ thông qua một tuyên bố chung về an ninh lương thực khi hội nghị kết thúc vào ngày 23-4.
Trọng tâm được thảo luận trong ngày đầu tiên của hội nghị là tình hình an ninh lương thực với tác động của các cuộc xung đột cũng như biến đổi khí hậu, giá lương thực ngày càng tăng cao, nguy cơ thiếu lương thực ngày càng trầm trọng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Các Bộ trưởng G7 đã nhất trí sẽ mở rộng sản xuất lương thực và hỗ trợ những nước đang phát triển tăng cường an ninh lương thực trên cơ sở thúc đẩy nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
Ông Nomura Tetsuro, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, phát biểu: “Mỗi quốc gia đều phải đối mặt với một lịch sử bước ngoặt cho chính sách nông nghiệp, đây thời điểm cần thiết phải đưa ra các biện pháp phù hợp với thời đại mới”.
Với vai trò là nước chủ nhà, Nhật Bản đã kêu gọi các thành viên khác trong nhóm G7 tham dự vào các dự án của Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất lương thực quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
Đây là các nước vốn chịu tác động nặng nề nhất trong nguy cơ khủng hoảng lương thực. Theo thống kê, có 349 triệu người tại 79 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, trong đó nhiều nước được xác định là điểm nóng về nạn đói nằm ở châu Phi.
Do biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường lương thực thế giới dự kiến sẽ vẫn bất ổn trong năm 2023 và một số quốc gia có thu nhập thấp có thể vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì thiếu lương thực.
Theo ước tính của Fitch Solution, niên vụ 2022-2023 sẽ chứng kiến sự thiếu hụt 8,7 triệu tấn gạo trong nguồn cung toàn cầu, mức thiếu hụt lớn nhất kể từ niên vụ 2003-2004 với 18,6 triệu tấn.
Dữ liệu từ Statista.com cho thấy, sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2022 là 502,9 triệu tấn, khiến gạo trở thành loại ngũ cốc được sản xuất nhiều thứ 3 sau ngô và lúa mì. Tuy nhiên, sản lượng gạo đã giảm trong những tháng gần đây do thời tiết xấu ở các quốc gia sản xuất gạo như Trung Quốc và Pakistan, báo cáo lưu ý. Làm thế nào để loại bỏ mối đe dọa an ninh lương thực vẫn là thách thức chung của cộng đồng quốc tế trong năm 2023. Trước mối đe dọa chung này, an ninh lương thực nổi lên như một mối quan tâm chính tại các hội nghị đa phương quốc tế lớn trong những năm gần đây.
Về cách làm thế nào thương mại quốc tế có thể giúp đạt được các hệ thống lương thực hiệu quả, toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn, Dominique Fernand Burgeon, Giám đốc Văn phòng liên lạc của FAO với Liên Hiệp Quốc tại Geneva, cho biết để giảm thiểu sự gián đoạn đối với thương mại nông nghiệp toàn cầu, bước đầu tiên là cần cải thiện tính minh bạch của thị trường và thúc đẩy đối thoại chính sách. Các nước nên xem xét những thiệt hại tiềm tàng đối với thị trường quốc tế do các biện pháp hạn chế thương mại gây ra, đồng thời thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và thực hiện hợp tác quốc tế.
Các chuyên gia cho biết để nuôi sống 8 tỉ người trên thế giới, cộng đồng quốc tế nên thúc đẩy thương mại tự do và giữ cho thương mại lương thực diễn ra suôn sẻ, đặc biệt tập trung vào việc giải quyết tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng lương thực do cuộc khủng hoảng tại Ukraine gây ra càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia cho biết thêm rằng nên được thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm cho thị trường lương thực để dự đoán khu vực nào có thể đối mặt với khủng hoảng lương thực và đưa ra biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
-
Vì sao số người nhập cư vào Anh tăng kỷ lục ?
-
Hàn Quốc sử dụng mai mối để gia tăng dân số
-
Trung - Nhật - Hàn chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ba bên
Vì sao dừng in thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1-12-2023?
Khai mạc Hội thi các hoạt động tuyên truyền cổ động
Một trường THCS ở trung tâm thị xã Long Mỹ xuất hiện nhiều clip học sinh đánh nhau, nhà trường nói gì ?
Nỗ lực giảm nghèo bền vững
Ngăn ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội
- Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
- Chú trọng đối thoại trong giải quyết khiếu nại
- Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong UNESCO
- Xảy ra thêm 4 điểm sạt lở đất bờ sông trong ngày 6-6
- Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đi về đâu ?
- Quảng cáo trang web cờ bạc ở thành phố Vị Thanh ?
- Khu tái định cư Tân Hòa có diện tích khoảng 10ha
- Người dân Hậu Giang luôn nhiệt tình hiến máu tình nguyện
- Hơn nửa tỉ đồng đã hỗ trợ nhân Ngày cao điểm chiến sỹ tình nguyện “Vì đàn em thân yêu”
- Thị xã Long Mỹ: Triển khai kế hoạch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá ruộng
Ấm áp Ngày hội đại đoàn kết
Về Phụng Hiệp xem kéo côn mùa nước nổi
Những công trình giúp Hậu Giang bừng sáng tuổi 20
Giúp dân “an cư lạc nghiệp”
Cô bé lớp 7 đến trường trong chiếc rổ nhựa của bà nội
Thấy gì khi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi số ?
Tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và container