Giá cả tăng trên toàn thế giới, 40 triệu người có thể nghèo cùng cực

Thứ Hai, ngày 21/03/2022 | 07:47

Dự báo được Trung tâm Phát triển toàn cầu vừa đưa ra, khi đánh giá về hậu quả của các biện pháp hạn chế xuất khẩu và trừng phạt nhằm vào lĩnh vực sản xuất lương thực của Nga.

Cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đã mang đến một “cơn cuồng phong” cho thị trường lương thực quốc tế. Ảnh: SOHU

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, người có thu nhập dưới 1,9 USD/ngày được xác định là diện nghèo cùng cực.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các khách hàng nhập khẩu trực tiếp lúa mì từ Nga và Ukraine, vốn chiếm tới 25% lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn thế giới hiện là đáng lo ngại nhất. Tuy nhiên, giá cả sẽ tăng trên toàn thế giới khi các nhà nhập khẩu cạnh tranh để tìm nguồn cung cấp thay thế.

Trung tâm Phát triển toàn cầu kêu gọi các cơ quan phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế hành động khẩn cấp khi nhu cầu hỗ trợ nhân đạo gia tăng trên toàn thế giới, trong khi các nước giàu có nên tài trợ bổ sung cho các thể chế này để sẵn sàng đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới.

Tính đến ngày 17-3, giá lúa mì liên tục ở mức 10,57 USD/giạ. Kể từ ngày 17-2, giá lúa mì kỳ hạn giao sau đã tăng 32,6%.

Ngoài ra, Goldman Sachs cũng nâng dự báo về giá ngô, đậu tương và lúa mì. Giá ngô có thể đạt 7,75 USD/giạ (25,4 kg/giạ ngô) vào mùa hè, giá đậu tương có thể đạt 17,5 USD/giạ (27,2 kg/giạ đậu tương) và lúa mì có thể đạt 12,50 USD/giạ.

Giá ngũ cốc quốc tế, vốn đã leo thang kể từ nửa cuối năm 2020, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 2-2022 do nhu cầu cao, chi phí nông nghiệp và vận tải tăng, cũng như gián đoạn hoạt động của các cảng.

Nếu xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục, chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho an ninh lương thực hơn nữa. Khoảng 50 quốc gia hiện đang dựa vào nguồn nhập khẩu từ Nga và Ukraine để đảm bảo tối thiểu 30% nguồn cung lúa mì của họ, hầu hết là các nước kém phát triển nhất hoặc các nước thiếu lương thực có thu nhập thấp ở Bắc Phi, châu Á và vùng Cận Đông. Đối với những nước này, tình hình an ninh lương thực đặc biệt nghiêm trọng. Hơn 50% nguồn cung phân bón ở nhiều nước châu Âu và Trung Á đến từ Nga, và tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể sẽ kéo dài sang năm sau.

Abeer Etefa - phát ngôn viên cấp cao của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) - gần đây cũng cho biết, một loạt vấn đề trong sản xuất và xuất khẩu nông sản từ Ukraine và Nga sẽ đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người trên thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến Anh và các quốc gia châu Âu khác, đặc biệt là những nước Trung Đông, châu Phi và châu Á cực kỳ dễ bị tổn thương.

WFP đã cảnh báo rằng, năm 2022 sẽ là một năm thảm họa của nạn đói, với 44 triệu người tại 38 quốc gia đang đứng trước bờ vực của nạn đói.

Để tránh xảy ra khủng hoảng lương thực, chính phủ nhiều nước đang thực hiện các biện pháp nhằm ưu tiên đảm bảo nguồn cung nông sản trong nước.

Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ), Hungary đang cấm xuất khẩu ngũ cốc. Argentina - một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới - và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia xuất khẩu bột mì lớn - cũng đều đã thực hiện các biện pháp để thắt chặt kiểm soát đối với các sản phẩm địa phương. Moldova cũng đã tạm ngừng xuất khẩu lúa mì, ngô và đường từ tháng này.

Theo hãng tin Reuters (Anh), Ukraine thông báo sẽ cấm xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bao gồm lúa mạch, đường và thịt cho đến cuối năm nay. Nga cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các nước láng giềng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu cho đến ngày 30-6.

Ở chiều ngược lại, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đang tìm cách mua tổng cộng 104.483 tấn lúa mì từ Mỹ, Canada và Australia thông qua các cuộc đấu thầu định kỳ.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mất đa số ghế trong Quốc hội, LDP lâm vào cảnh khó

08:20 31/10/2024

Lần đầu tiên trong 15 năm, liên minh do đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã mất đa số ghế trong Quốc hội Nhật đã tạo ra dư luận trái chiều.

Ấn Độ - Trung Quốc xích lại gần nhau ?

05:51 30/10/2024

Việc Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rút quân khỏi vùng tranh chấp biên giới đã là tín hiệu vui của cộng đồng dân cư hai quốc gia này tại vùng biên giới.

Iran - Israel: “Ăn miếng trả miếng”

07:30 29/10/2024

​​​​​​​Chảo lửa Trung Đông tiếp tục nóng lên khi Tel Aviv cho rằng những ai đe dọa Israel sẽ phải trả giá đắt; còn Iran tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt hành động gây hấn mới nhất của Israel khiến 4 quân nhân Iran tử thương.

Dải Gaza không chốn bình yên !

06:01 25/10/2024

​​​​​​​Giao tranh đang lan rộng khiến Dải Gaza không chốn bình yên, người dân đang lâm vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.

Triều Tiên - Hàn Quốc đang bên bờ vực chiến tranh

07:22 24/10/2024

Gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” kết hợp với nhiều động thái gia tăng căng thẳng, Triều Tiên đã đẩy hai nước đến bên bờ vực chiến tranh.

Cuộc đua giữa Harris – Trump: “Kẻ tám lạng người nửa cân”

08:03 23/10/2024

Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ giữa Harris - Trump đã vào giai đoạn cuối bằng những hành động quyết liệt từ cả hai phía, với mong muốn sẽ là người thắng cuộc.

Bộ trưởng Quốc phòng G7 cam kết gì ?

06:55 22/10/2024

Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ukraine.

​​​​​​​Đông Nam Á sẽ có những trận mưa lớn bất thường

08:33 21/10/2024

​​​​​​​Đông Nam Á có thể phải đối mặt với lượng mưa lớn hơn bình thường trong những tháng tới.

EU tiếp tục ủng hộ Ukraine

07:26 18/10/2024

Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với lợi thế thuộc về Matxcơva nhưng Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực hỗ trợ cho Kiev khiến giao tranh ngày càng ác liệt hơn.

Nguy cơ chiến tranh liên Triều tái diễn

08:45 17/10/2024

Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lại leo thang khiến ngòi nổ chiến tranh có nguy cơ tái diễn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

Phum sóc đổi thay - Đồng bào no ấm

18:22 31/10/2024

Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.

Thường xuyên giám sát việc chấp hành nghị quyết của HĐND tỉnh

17:36 31/10/2024

(HG) - Ngày 31-10, tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).

Triển khai Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella tại 100% xã, phường, thị trấn ở 2 địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi

17:26 31/10/2024

(HG) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi - rubella sẽ tổ chức tiêm vắc-xin tại 100% xã, phường, thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.