G7 - EU đạt thỏa thuận về áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5-2.
Nhà máy lọc dầu Novokuibyshevsk ở vùng Samara của Nga. Ảnh: GETTY
Theo thỏa thuận đạt được, G7 và EU nhất trí sẽ áp mức giá trần 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen khẳng định, thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng và là một phần trong các nỗ lực tiếp theo của EU và các đối tác nhằm gây sức ép đối với Nga.
Trước đó hồi tháng 12-2022, EU và G7 cũng đã áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu của Nga vận chuyển bằng đường biển. Thông qua biện pháp, các nước phương Tây muốn siết chặt nguồn thu tài chính của Nga.
Nga cho biết sẽ không bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào tuân theo mức giá trần mà Liên minh châu Âu, Nhóm G7 và Australia áp đặt đối với dầu của nước này. Dầu thô hỗn hợp Urals của Nga URL-E đã được giao dịch ở mức chiết khấu cao so với dầu thô Brent chuẩn LCOc1 kể từ khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào tháng 12-2022. Các sản phẩm tinh chế như dầu diesel và dầu nhiên liệu được bán với giá cao hơn so với dầu thô.
Trong phản ứng mới nhất trước bước đi của phương Tây, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov nhấn mạnh: “Thái độ của chúng tôi đối với bước đi là tiêu cực và Nga đã nhiều lần thể hiện quan điểm này. Đương nhiên, hành động của phương Tây sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hơn nữa trong thị trường năng lượng toàn cầu. Nhưng chúng tôi, một cách tự nhiên, đang thực hiện các bước để bảo vệ lợi ích của mình khỏi bất kỳ rủi ro nào có thể phát sinh”.
Dầu diesel là chìa khóa cho nền kinh tế vì nó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho ô tô, xe tải chở hàng, thiết bị nông nghiệp và máy móc nhà máy. Giá đã tăng đột biến kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra do nhu cầu tăng trở lại và công suất lọc dầu hạn chế ở một số nơi. Các nhà phân tích cho rằng nếu giá trần hoạt động đúng như kế hoạch, giá nhiên liệu sẽ không tăng vọt. Châu Âu có thể nhận được nguồn cung cấp dầu diesel thay thế từ Mỹ, Ấn Độ và Trung Đông, trong khi Nga có thể tìm kiếm khách hàng mới bên ngoài châu Âu.
Đánh giá về động thái này của EU, một số chuyên gia tài chính đã nói sau dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế rằng, các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể không có nhiều tác động như phương Tây đã kỳ vọng.
IMF cho biết sản lượng của Nga sẽ tăng 0,3% trong năm nay và 2,1% trong năm tới, bất chấp những dự đoán trước đó. Người phát ngôn của IMF cho biết: “Ở mức trần giá dầu hiện tại của G7, khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể, và thương mại của Nga tiếp tục được chuyển hướng sang một số các quốc gia khác”.
Ông Santa Zvaigzne-Sproge, Giám đốc đầu tư tại Công ty Dịch vụ tài chính Conotoxia, cho biết: “Xét về các biện pháp trừng phạt, tác động tức thời đối với nền tài chính và quân sự của Nga dường như không mạnh như mong đợi”.
Chuyên gia này cho biết thêm, Nga đã tìm thấy thị trường mới cho lĩnh vực dầu khí của mình để thay thế cho thị trường EU. Trong khi đó, Vương quốc Anh, tương tự như các nước EU khác, vẫn đang phải chống lại lạm phát đang hoành hành do chi phí giá cả và năng lượng tăng cao.
Chuyên gia này nói thêm, nhiều người ở phương Tây vẫn nhìn nhận nước Nga trong khuôn khổ hiểu biết của họ và đánh giá nước này một cách hời hợt dựa trên một số dữ liệu kinh tế vĩ mô nhất định. Các chỉ số như GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đoái của đồng Rúp không thực sự cho thấy những gì đang diễn ra trong nền kinh tế Nga. Nhưng một số chỉ số khác, chẳng hạn như sản lượng công nghiệp và doanh thu xuất khẩu năng lượng sẽ cung cấp một bức tranh chi tiết hơn nhiều về tác động của các biện pháp trừng phạt.
Do đó, giới quan sát cho rằng, trọng tâm chính trong năm 2023 của các nước phương Tây không nên là áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới, mà là giám sát việc tuân thủ các lệnh trừng phạt đã được đưa ra.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
-
Hậu quả nghiêm trọng khi kênh đào Panama khô cạn
-
BRICS mở cuộc họp quan trọng
-
Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới: Tín hiệu khôi phục nền kinh tế
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Sửa đổi, ban hành nhiều quy định có lợi cho sự phát triển hơn nữa tỉnh nhà
- Hội Cựu chiến binh với phong trào bảo vệ cảnh quan môi trường
- Trách nhiệm và cầu thị trước cử tri
- Kiểm tra học kỳ phản ánh đúng năng lực học sinh
- Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về dân số
- Xây dựng 53 tuyến đường hoa kiểu mẫu
- Bắt được kẻ nhiều lần trộm gà
- Tích cực huy động nguồn lực xã hội xây dựng quê hương phát triển
- Khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tích cực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
Người đầu tiên làm đầu lân mini bằng nhựa ở Hậu Giang
Điểm nhấn nhiệm kỳ của Công đoàn ngành Y tế Hậu Giang
Sôi nổi, ý nghĩa từ chương trình “Tan ca sôi động” của MobiFone Hậu Giang
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam