Biểu tình ở Pháp bao giờ đến hồi kết ?
Phản đối kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu của chính quyền nên liên tục những ngày qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Pháp vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuần hành tại thủ đô Paris, Pháp, phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Chính phủ ngày 19-1-2023. Ảnh: AFP
Theo đó, ngày 31-1, cuộc đình công lần thứ hai trên toàn nước Pháp nhằm phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Tổng thống Emmanuel Macron đã gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động giao thông công cộng, trường học cũng như giao hàng của nhà máy lọc dầu ở nước này.
Theo nghiệp đoàn CGT cho hay, khoảng 2,8 triệu người đã tham gia biểu tình trên toàn nước Pháp trong ngày 31-1. Số liệu này cao hơn so với ước tính do CGT công bố về số người tham gia biểu tình trên toàn nước Pháp hôm 19-1, với khoảng 2 triệu người tham gia, mặc dù nhà chức trách Pháp chỉ đưa ra con số khoảng 1 triệu người biểu tình.
Hệ quả của cuộc biểu tình đã làm một nửa số giáo viên tiểu học và 55% công nhân của hãng TotalEnergies đã nghỉ việc để tham gia đình công. Thách thức hiện nay đối với các nghiệp đoàn sẽ là duy trì phong trào đình công vào thời điểm lạm phát cao đang làm giảm tiền lương.
Trong một động thái liên quan, mới đây, các nghiệp đoàn ở Pháp đã đưa ra lời kêu gọi chung về việc tổ chức 2 ngày đình công và biểu tình vào các ngày 7-2 và 11-2 nhằm phản đối kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu của ông Macron.
Đại diện nghiệp đoàn Force Ouvriere, bà Patricia Drevon tuyên bố: “Chính phủ phải lắng nghe ý kiến phản đối ở quy mô lớn đối với chương trình này và phải rút lại nó”.
Các cuộc thăm dò trước đó cho thấy, đa số cử tri Pháp phản đối kế hoạch cải cách lương hưu, trong đó đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi, cũng như tăng các khoản đóng góp cần thiết để được hưởng lương hưu đầy đủ.
Chính phủ Pháp cũng đã phát đi tín hiệu cho thấy có thể điều chỉnh một số biện pháp, bao gồm các ưu đãi đặc biệt dành cho những người bắt đầu làm việc từ khi còn rất trẻ, tăng hỗ trợ dành cho những bà mẹ phải nghỉ việc để chăm con hoặc những người mong muốn nâng cao trình độ học vấn. Tuy nhiên, điều khoản về nâng độ tuổi nghỉ hưu không được đưa ra thảo luận.
Bộ Lao động Pháp ước tính cải cách hệ thống lương hưu sẽ mang lại cho nước này thêm 17,7 tỉ euro (19,18 tỉ USD) đóng góp lương hưu hàng năm. Tuy nhiên, các nghiệp đoàn cho rằng có nhiều cách khác để tăng doanh thu, như đánh thuế người siêu giàu hoặc yêu cầu người sử dụng lao động hoặc người hưu trí khá giả đóng góp nhiều hơn.
Trong một tuyên bố mới đây, Thủ tướng Pháp Elizabeth Borne khẳng định: “Cải cách lương hưu không phải vấn đề có thể đàm phán hiện nay”. Theo lời giải thích của Thủ tướng Borne, Chính phủ Pháp nhận thấy việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu là cần thiết để giữ cho hệ thống lương hưu có khả năng thanh toán khi tuổi thọ của Pháp tăng lên và tỷ lệ sinh giảm. Thủ tướng Borne nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng vào năm 2030, chúng ta có một hệ thống cân bằng về tài chính”.
Trong khi đó, các nghiệp đoàn đều phản đối đề xuất tăng độ tuổi nghỉ hưu, cho rằng cải cách này là “không công bằng”. Do vậy, tuyên bố trên càng khiến các đối thủ trong Quốc hội và Công đoàn tức giận, lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình và đình công rầm rộ trong những ngày tới. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc biểu tình càng lan rộng thêm chưa biết đến bao giờ có hồi kết.
Dự luật cải cách lương hưu, với 21 điều khoản, dày 57 trang đã chính thức được Chính phủ Pháp gửi đến Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Pháp xem xét từ ngày 30-1, bắt đầu một quá trình tranh luận và bỏ phiếu được dự đoán sẽ vô cùng căng thẳng và phức tạp trong những ngày tới. Để dự luật được thông qua tại Quốc hội thì chính phủ Pháp cần sự ủng hộ của ít nhất 289 nghị sĩ Quốc hội Pháp. Do vậy, vấn đề cần hiện nay là Chính phủ Pháp thỏa hiệp giữa các đảng trong Quốc hội. Tuy nhiên, khả năng thỏa hiệp với các đảng đối lập là gần như bất khả thi. |
HN tổng hợp
-
Hậu quả nghiêm trọng khi kênh đào Panama khô cạn
-
BRICS mở cuộc họp quan trọng
-
Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới: Tín hiệu khôi phục nền kinh tế
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Sửa đổi, ban hành nhiều quy định có lợi cho sự phát triển hơn nữa tỉnh nhà
- Hội Cựu chiến binh với phong trào bảo vệ cảnh quan môi trường
- Trách nhiệm và cầu thị trước cử tri
- Kiểm tra học kỳ phản ánh đúng năng lực học sinh
- Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về dân số
- Xây dựng 53 tuyến đường hoa kiểu mẫu
- Bắt được kẻ nhiều lần trộm gà
- Tích cực huy động nguồn lực xã hội xây dựng quê hương phát triển
- Khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tích cực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
Người đầu tiên làm đầu lân mini bằng nhựa ở Hậu Giang
Điểm nhấn nhiệm kỳ của Công đoàn ngành Y tế Hậu Giang
Sôi nổi, ý nghĩa từ chương trình “Tan ca sôi động” của MobiFone Hậu Giang
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam