Thứ Hai, ngày 28/03/2022 | 08:43
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, biến thể phụ BA.2 của Omicron hay còn gọi là “biến thể tàng hình” hiện chiếm tới hơn 80% số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu và là nguyên nhân của làn sóng lây nhiễm hiện nay tại châu Âu.
WHO cho rằng biến chủng phụ của Omicron không nặng hơn chủng gốc. Ảnh: AFP
Omicron tàng hình là biến thể phụ của biến chủng Omicron gốc có tên gọi BA.2. Biến thể phụ này được phát hiện trong số các mẫu gene của vi-rút corona SARS-CoV-2 thu thập tại Nam Phi, Australia và Canada hồi tháng 12-2021.
Omicron tàng hình BA.2 có nhiều đột biến tương đồng với biến thể Omicron tiêu chuẩn. Nó được gọi là biến chủng Omicron tàng hình bởi nó thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm rRT-PCR có những chỉ dấu ban đầu.
Trên toàn cầu, biến thể phụ BA.2 của Omicron chiếm khoảng 86% các trường hợp mắc Covid-19 được báo cáo từ ngày 16-2 đến 17-3. Các biến thể phụ chiếm ưu thế trước đây, BA.1 và BA1.1, gây ra 13% các trường hợp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, BA.2 hiện đã chiếm ưu thế ở khu vực châu Mỹ và từ cuối năm 2021, tỷ lệ ca bệnh đã tăng đều đặn ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Trung Đông. Khi WHO công bố báo cáo gần đây nhất ngày 8-3, BA.1.1 vẫn là biến thể phụ chiếm ưu thế và BA.2 chỉ chiếm 34% số ca mắc. Tại Anh, gần một nửa số ca mắc mới Covid-19 là do biến thể BA.2, trong khi tại Mỹ, tỷ lệ này cũng xấp xỉ 1/3.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Antony Fauci nhận định: “Mỹ có thể sẽ sớm phải chứng kiến sự gia tăng các ca mắc Covid-19 như đang diễn ra tại châu Âu. Đặc biệt là tại Anh, họ cũng trải qua tình huống tương tự chúng ta hiện nay. Đó là sự xuất hiện của biến thể BA.2, đó là việc nới lỏng các hạn chế như đeo khẩu trang hay là sự suy giảm khả năng miễn dịch. Và cách tốt nhất để ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc vẫn là tiêm chủng”.
Có 4 đột biến protein gai cơ bản khác biệt ở BA.2 và khác so với BA.1. Dường như những đột biến này thúc đẩy khả năng dễ lây nhiễm hơn từ 30-50% so với cấp độ của BA.1. Theo các quan chức y tế công cộng Anh, BA.2 đang phát triển nhanh hơn 80% so với phiên bản trước đó của Omicron là BA.1.
Trong khi đó, Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới Maria Van Kerkhove đánh giá BA.2 là biến thể dễ lây truyền nhất cho đến nay của vi-rút SARS-CoV-2: “Có nhiều yếu tố kết hợp dẫn đến sự gia tăng số ca mắc hiện nay. Trước tiên là biến thể Omicron vẫn lây lan mạnh trên khắp thế giới, các dòng phụ của Omicron như BA.1 và hiện nay là BA.2 thậm chí còn dễ lan lan hơn BA.1. Và đây cũng là biến thể dễ lây truyền nhất mà chúng tôi từng thấy của vi-rút SARS-CoV-2 cho đến nay. Việc dỡ bỏ các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng cũng sẽ tạo cơ hội cho vi-rút lây lan, trong khi chúng ta vẫn chưa đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những người có nguy cơ phát triển bệnh nặng”.
Trước đó, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Medical Virology cho thấy BA.1 và BA.2 có sự khác biệt về protein gai, nhưng không có đột biến cụ thể nào trong protein gai của BA.3. BA.3 có chứa kết hợp các đột biến trên protein gai của BA.1 và BA.2.
Dù cả ba dòng đều lan rộng trên thế giới song tốc độ lây lan của ba dòng này khác nhau. Nghiên cứu cho thấy BA.1 chiếm ưu thế hơn các dòng khác, có thể là do sự khác biệt về đột biến trong protein gai - nơi vi-rút lây lan và xâm nhập tế bào chủ.
Theo nghiên cứu, BA.3 gây ra số ca bệnh thấp nhất trong 3 dòng phụ. Nguyên nhân là do BA.3 mất 6 đột biến từ BA.1 và có 2 đột biến từ BA.2. Trong khi đó, BA.1 hiện đang là dòng phổ biến nhất, nhưng dòng BA.2 đang lây lan nhanh do có khả năng lây cao hơn 30% so với BA.1.
Nghiên cứu nêu rõ cho đến nay Omicron vẫn được cho là gây bệnh nhẹ, nhưng “cũng có thể phát triển một số đột biến” khiến người bệnh tiến triển nặng.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:20 31/10/2024
Lần đầu tiên trong 15 năm, liên minh do đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã mất đa số ghế trong Quốc hội Nhật đã tạo ra dư luận trái chiều.
05:51 30/10/2024
Việc Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rút quân khỏi vùng tranh chấp biên giới đã là tín hiệu vui của cộng đồng dân cư hai quốc gia này tại vùng biên giới.
07:30 29/10/2024
Chảo lửa Trung Đông tiếp tục nóng lên khi Tel Aviv cho rằng những ai đe dọa Israel sẽ phải trả giá đắt; còn Iran tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt hành động gây hấn mới nhất của Israel khiến 4 quân nhân Iran tử thương.
06:01 25/10/2024
Giao tranh đang lan rộng khiến Dải Gaza không chốn bình yên, người dân đang lâm vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
07:22 24/10/2024
Gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” kết hợp với nhiều động thái gia tăng căng thẳng, Triều Tiên đã đẩy hai nước đến bên bờ vực chiến tranh.
08:03 23/10/2024
Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ giữa Harris - Trump đã vào giai đoạn cuối bằng những hành động quyết liệt từ cả hai phía, với mong muốn sẽ là người thắng cuộc.
06:55 22/10/2024
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ukraine.
08:33 21/10/2024
Đông Nam Á có thể phải đối mặt với lượng mưa lớn hơn bình thường trong những tháng tới.
07:26 18/10/2024
Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với lợi thế thuộc về Matxcơva nhưng Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực hỗ trợ cho Kiev khiến giao tranh ngày càng ác liệt hơn.
08:45 17/10/2024
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lại leo thang khiến ngòi nổ chiến tranh có nguy cơ tái diễn.
05:57 01/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.
18:22 31/10/2024
Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.
17:36 31/10/2024
(HG) - Ngày 31-10, tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).
17:26 31/10/2024
(HG) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi - rubella sẽ tổ chức tiêm vắc-xin tại 100% xã, phường, thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.