Thứ Sáu, ngày 01/04/2022 | 09:45
Tiếp cận vắc-xin chậm, trang thiết bị y tế nghèo nàn, nhưng tỷ lệ tử vong từ dịch Covid-19 ở châu Phi thấp là bí ẩn của châu lục này.
Một đám cưới diễn ra ở Sierra Leone vào tháng 2.
Trung tâm ứng phó Covid-19 thị trấn Kamakwie, Sierra Leone (một quốc gia Tây Phi) cho biết, chỉ ghi nhận 11 ca bệnh kể từ khi đại dịch bắt đầu và không có trường hợp nào tử vong. Hiện tại đây, mọi người chen chúc nhau để tổ chức đám cưới, xem bóng đá, hòa nhạc mà không ai đeo khẩu trang.
Sierra Leone, quốc gia 8 triệu dân ở bờ biển Tây Phi, ẩn chứa những điều không thể giải thích được khi dịch Covid-19 hoành hành. Điều gì đã xảy ra ở đây và một vùng lớn ở châu Phi là bí ẩn lớn của đại dịch.
Austin Demby, Bộ trưởng Y tế của Sierra Leone khẳng định: “Covid-19 không phải là mối đe dọa lớn ở châu Phi, từ đó đã làm dấy lên cuộc tranh luận liệu Liên minh châu Phi thúc đẩy tiêm chủng cho 70% người dân châu Phi trong năm nay có phải là cách sử dụng tốt nhất các nguồn lực y tế hay không? Trong khi đó, sự tàn phá từ các mầm bệnh khác, chẳng hạn như sốt rét, HIV, lao… dường như cao hơn nhiều. Đi tìm lời giải cho câu hỏi trên không chỉ liên quan đến chúng tôi mà còn có ý nghĩa đối với cộng đồng rộng hơn.
Trong những tháng đầu tiên của đại dịch, người ta lo ngại Covid-19 có thể đe dọa các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém như Sierra Leone, nơi 100.000 dân chỉ có 3 bác sĩ. Tỷ lệ mắc sốt rét, HIV, lao và suy dinh dưỡng tại đây ở mức cao. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Biến thể Beta, Delta, Omicron đã tàn phá Nam Phi nhưng phần còn lại của lục địa này không ghi nhận số ca tử vong tương tự.
Các chuyên gia y tế có nhiều nhận định về điều kỳ diệu ở châu lục đen này trước đại dịch Covid-19. Qua kiểm tra mẫu máu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện 65% người dân châu Phi bị nhiễm Covid-19 vào quý III/2021, cao hơn nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, chỉ 14% người châu Phi được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 khi những dữ liệu này được thu thập. Do vậy khả năng các kháng thể có được từ nhiễm Covid-19 là rất cao.
Một số suy đoán khác cho rằng do gần 2/3 dân số ở khu vực châu Phi hạ Sahara dưới 25 tuổi và chỉ 3% từ 65 tuổi trở lên nên khả năng đề kháng mạnh hơn so với châu lục khác. Điều đó có nghĩa rất ít người gặp các vấn đề sức khỏe (bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mạn tính và ung thư) làm tăng mạnh nguy cơ trở nặng và tử vong do Covid-19. Những người trẻ tuổi nhiễm Covid-19 thường không có triệu chứng, dẫn tới khả năng số ca bệnh được báo cáo thấp.
Một giả thuyết khác cũng được đưa ra là nhiệt độ cao và sinh hoạt nhiều ở ngoài trời có thể ngăn chặn sự vi-rút lây lan. Mật độ dân cư thấp ở nhiều khu vực, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng hạn chế. Có lẽ việc tiếp xúc với những mầm bệnh khác, bao gồm vi-rút SARS-CoV-2 và các bệnh nhiễm trùng chết người như sốt Lassa và Ebola, đã phần nào mang lại hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, khi Covid-19 tàn phá Ấn Độ và Đông Nam Á vào năm ngoái (vùng này nhiệt độ cũng rất cao) thì giả thuyết này bị loại trừ.
Một lập luận khác cho rằng, do hệ thống y tế yếu kém nên số liệu thống kê, báo cáo không đầy đủ nên dẫn đến tình trạng sai sót số ca nhiễm và tử vong do Covid-19. Mặt khác, hầu hết số người chết tại nhà vì không đến cơ sở y tế hoặc gia đình đưa họ về nhà trước khi mất. Nhiều trường hợp tử vong không thông báo với chính quyền… nên số liệu chưa xác với thực tế.
Tuy nhiên, một trong những lập luận được cho là thuyết phục nhất chính là sự xuất hiện của biến thể Omicron làm lây lan nhanh dịch bệnh nhưng phần lớn là bệnh nhẹ, ít triệu chứng gắn với dân số trẻ ở châu Phi. Do vậy, số người nhiễm Covid-19 không báo cáo ở châu Phi tăng nhanh nhưng ít trường hợp bệnh nặng. Từ đó tạo kháng thể cho nhiều người bệnh dần dần tạo miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, cho dù lập luận như thế nào thì trường hợp châu Phi ít người nhiễm và tử vong vì Covid-19 cũng còn là điều bí ẩn.
WHO đã kêu gọi các nước châu Phi không lơ là cảnh giác với dịch Covid-19 sau khi nhiều nước tại đây đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Tiến sĩ Matshidiso Moeti nêu rõ đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc và các nước chỉ nên xem xét giảm bớt các biện pháp phòng ngừa một cách thận trọng. Việc dỡ bỏ các biện pháp y tế công cộng không có nghĩa là không cần cảnh giác với dịch bệnh.
HN tổng hợp
08:20 31/10/2024
Lần đầu tiên trong 15 năm, liên minh do đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã mất đa số ghế trong Quốc hội Nhật đã tạo ra dư luận trái chiều.
05:51 30/10/2024
Việc Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rút quân khỏi vùng tranh chấp biên giới đã là tín hiệu vui của cộng đồng dân cư hai quốc gia này tại vùng biên giới.
07:30 29/10/2024
Chảo lửa Trung Đông tiếp tục nóng lên khi Tel Aviv cho rằng những ai đe dọa Israel sẽ phải trả giá đắt; còn Iran tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt hành động gây hấn mới nhất của Israel khiến 4 quân nhân Iran tử thương.
06:01 25/10/2024
Giao tranh đang lan rộng khiến Dải Gaza không chốn bình yên, người dân đang lâm vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
07:22 24/10/2024
Gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” kết hợp với nhiều động thái gia tăng căng thẳng, Triều Tiên đã đẩy hai nước đến bên bờ vực chiến tranh.
08:03 23/10/2024
Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ giữa Harris - Trump đã vào giai đoạn cuối bằng những hành động quyết liệt từ cả hai phía, với mong muốn sẽ là người thắng cuộc.
06:55 22/10/2024
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ukraine.
08:33 21/10/2024
Đông Nam Á có thể phải đối mặt với lượng mưa lớn hơn bình thường trong những tháng tới.
07:26 18/10/2024
Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với lợi thế thuộc về Matxcơva nhưng Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực hỗ trợ cho Kiev khiến giao tranh ngày càng ác liệt hơn.
08:45 17/10/2024
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lại leo thang khiến ngòi nổ chiến tranh có nguy cơ tái diễn.
05:57 01/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.
18:22 31/10/2024
Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.
17:36 31/10/2024
(HG) - Ngày 31-10, tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).
17:26 31/10/2024
(HG) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi - rubella sẽ tổ chức tiêm vắc-xin tại 100% xã, phường, thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.