Thứ Sáu, ngày 15/04/2022 | 08:11
Khoảng 99% dân số toàn cầu phải hít thở không khí ô nhiễm vượt giới hạn an toàn là hồi chuông cảnh báo vấn nạn ô nhiễm hiện nay.
Khói bốc lên từ Nhà máy nhiệt điện Badarpur ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình lại bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí hơn cả. Bởi lẽ, trong thập kỷ qua, nồng độ bụi mịn đã tăng 27% ở các thành phố của Đông Nam Á. Ngược lại, trong 20 năm qua, con số này đã giảm 21% ở châu Âu, 29% ở khu vực Bắc và Nam Mỹ. Hệ quả là tỷ lệ tử vong liên quan đến bụi mịn tại các khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á đã tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Cụ thể, tỷ lệ tử vong do bụi mịn đã tăng từ 63 người trên 100.000 dân lên 84 người trên 100.000 dân, tăng 33% chỉ trong 10 năm.
Đáng quan ngại là kết quả thu thập của WHO về tình trạng ô nhiễm không khí như các hạt và khí nitrogen dioxide (hai loại ô nhiễm phát thải từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch và được cho là nguyên nhân gây các bệnh về hô hấp và tim mạch trong giai đoạn 2010-2019, tại hơn 6.000 thành phố ở 117 quốc gia) đã có gần 99% dân số phải hít thở không khí ô nhiễm.
Theo báo cáo trên, ô nhiễm không khí mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 7 triệu người. Số lượng các hạt nhỏ trong không khí tại các nước châu Phi và khu vực phía Tây Thái Bình Dương cao gần gấp 8 lần so với tiêu chuẩn an toàn của WHO, trong khi đó mức độ tập trung của các hạt này lại thấp nhất tại châu Âu.
Cũng theo dữ liệu thu thập được tại 117 nước cho thấy, chưa đầy 1% thành phố ở những nước có thu nhập thấp và trung bình đạt mức an toàn về chất lượng không khí theo khuyến nghị của WHO. Ngược lại, chỉ có 17% các thành phố ở những nước có thu nhập cao có chất lượng không khí dưới chuẩn của WHO. Ngoài ra, các hạt, lượng khí nitrogen dioxide ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cũng cao hơn 1,5 lần so với những nước có thu nhập cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí như: ô nhiễm từ bụi, gió, núi lửa phun trào, bão, lốc xoáy, sương mù, cháy rừng, hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động quốc phòng, quân sự, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, thu gom xử lý rác thải, hoạt động sinh hoạt… Tuy nhiên, có hai nguyên nhân chính là các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo (các hoạt động của con người). Trong đó, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí do con người gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất. Chúng ta khai thác quá nhiều quặng mỏ, cây rừng làm thay đổi môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu. Mặt khác, cũng chính con người thải ra quá nhiều chất độc trong sản xuất, sinh hoạt làm cho không khí bị ô nhiễm và nạn nhân ảnh hưởng trực tiếp lại chính là chúng ta.
Do vậy giải pháp bức thiết hiện nay vẫn là hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến môi trường bằng những việc làm cụ thể như: Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại, ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải mỗi ngày, xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường, ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi…
Tất cả những việc làm trên nhằm trả lại cho trái đất sự an toàn, thân vốn dĩ đã có và tồn tại hàng tỉ năm qua trên hành tinh xanh này. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng vấn đề cấp bách hiện nay, cần giải quyết những thách thức kép về sức khỏe do ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Công việc này đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia cùng quan tâm thực hiện. Có như vậy mới mong ô nhiễm không khí được cải thiện trả lại con người bầu trời trong lành tự nhiên.
Cuối tháng 11-2021, tại COP 26, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact) cam kết phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác. |
HN tổng hợp
08:20 31/10/2024
Lần đầu tiên trong 15 năm, liên minh do đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã mất đa số ghế trong Quốc hội Nhật đã tạo ra dư luận trái chiều.
05:51 30/10/2024
Việc Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rút quân khỏi vùng tranh chấp biên giới đã là tín hiệu vui của cộng đồng dân cư hai quốc gia này tại vùng biên giới.
07:30 29/10/2024
Chảo lửa Trung Đông tiếp tục nóng lên khi Tel Aviv cho rằng những ai đe dọa Israel sẽ phải trả giá đắt; còn Iran tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt hành động gây hấn mới nhất của Israel khiến 4 quân nhân Iran tử thương.
06:01 25/10/2024
Giao tranh đang lan rộng khiến Dải Gaza không chốn bình yên, người dân đang lâm vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
07:22 24/10/2024
Gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” kết hợp với nhiều động thái gia tăng căng thẳng, Triều Tiên đã đẩy hai nước đến bên bờ vực chiến tranh.
08:03 23/10/2024
Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ giữa Harris - Trump đã vào giai đoạn cuối bằng những hành động quyết liệt từ cả hai phía, với mong muốn sẽ là người thắng cuộc.
06:55 22/10/2024
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ukraine.
08:33 21/10/2024
Đông Nam Á có thể phải đối mặt với lượng mưa lớn hơn bình thường trong những tháng tới.
07:26 18/10/2024
Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với lợi thế thuộc về Matxcơva nhưng Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực hỗ trợ cho Kiev khiến giao tranh ngày càng ác liệt hơn.
08:45 17/10/2024
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lại leo thang khiến ngòi nổ chiến tranh có nguy cơ tái diễn.
05:57 01/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.
18:22 31/10/2024
Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.
17:36 31/10/2024
(HG) - Ngày 31-10, tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).
17:26 31/10/2024
(HG) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi - rubella sẽ tổ chức tiêm vắc-xin tại 100% xã, phường, thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.