Tuyên truyền các quy định của pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

25/11/2021 | 09:36 GMT+7

(Tiếp theo)

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật (quy định tại Điều 54)

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh tật do BNN, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị TNLĐ, BNN.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều 54 nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 54 do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 54 được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc (quy định tại Điều 55)

1. Trường hợp người bị TNLĐ, BNN được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.

2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN (quy định tại Điều 56)

1. Hằng năm, Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN.

2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN được hỗ trợ bao gồm:

a) Khám bệnh, chữa BNN;

b) Phục hồi chức năng lao động;

c) Điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ BHXH;

d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

3. Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 56 không bao gồm phần chi phí do Quỹ BHYT đã chi trả theo quy định của Luật BHYT hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và phải bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ (quy định tại Điều 57)

1. Sổ BHXH.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

(Còn tiếp)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>