Bứt phá hạ tầng giao thông

Thứ Ba, ngày 31/01/2023 | 09:01

Cùng với nhiều tuyến cao tốc khác đang đầu tư, Quốc hội, Chính phủ ưu tiên cho các khu vực khó khăn như ĐBSCL, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Trong đó, cao tốc Bắc - Nam phía Đông là hành lang vận tải hết sức quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước. Giai đoạn 2 của dự án đáp ứng được mong mỏi lớn của Nhân dân, có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, không chỉ với các địa phương có tuyến cao tốc đi qua, mà còn tạo động lực bứt phá mọi mặt cho vùng.

Bài 1:  Mở ra cơ hội mới

Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau khởi công đầu năm mới Quý Mão 2023 chính thức đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn chuẩn bị sang giai đoạn thi công dự án. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên qua địa phận Hậu Giang, đáp ứng mong mỏi của người dân, mở ra cơ hội mới để tỉnh “bứt tốc” phát triển trong tương lai.

Công tác giải phóng mặt bằng được các tỉnh, thành phố xác định là nhiệm vụ chính trị ưu tiên hàng đầu.

Nhân dân trong vùng dự án phấn khởi

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau dài khoảng 110km, đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Đoạn đi qua Hậu Giang ảnh hưởng 16 xã, thị trấn thuộc 4 huyện (Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy và Long Mỹ) với tổng chiều dài hơn 63km.

Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị.

Với chiều dài chiếm hơn 57% tổng chiều dài toàn tuyến, khối lượng công việc cần thực hiện là rất lớn. Do vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang đã xuyên suốt chỉ đạo các ngành, địa phương trong công tác chuẩn bị đầu tư. Khâu giải phóng mặt bằng dự án được xúc tiến nhanh chóng để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng, khởi công dự án. Các địa phương có dự án đi qua tích cực vận động tuyên truyền, nhờ đó tạo được sự đồng thuận ủng hộ rất cao từ người dân.

Bà Nguyễn Thị Gỡ, người dân xã Đông Phú, huyện Châu Thành, phấn khởi cho biết: “Lần đầu tiên hay tin có đường cao tốc về ngang quê mình, lòng tôi khấp khởi lạ thường, háo hức chờ ngày dự án được triển khai. Xem trực tiếp ngày khởi công đoạn cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang, không khí hân hoan hòa chung khí thế sôi nổi ngày đầu năm, lòng rộn ràng khó tả. Tôi nghĩ rồi đây khi cao tốc hoàn thành, kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống người dân nhờ vậy phát triển hơn nữa”.

Chung niềm phấn khởi trên, ông Huỳnh Văn Quang, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Tôi cùng bà con rất vui mừng đón đường cao tốc đầu tiên của tỉnh. Mong quê mình phát triển hơn, đường sá ngày càng mở mang, giao thương thuận tiện. Do vậy, tôi tích cực ủng hộ chủ trương bằng việc giao mặt bằng từ sớm để thi công”.

Các tỉnh, thành phố có dự án đi qua xác định giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong năm 2022, năm 2023 và là mấu chốt thành công của dự án. Sau khi nhận bàn giao cọc giải phóng mặt bằng, các tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng giải phóng mặt bằng và triển khai công tác đo đạc, kiểm đếm, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện chi trả và thu hồi đất. Đồng thời, Nhân dân có đất bị thu hồi cũng nhận thức được tầm quan trọng của dự án nên đã ủng hộ, sớm nhận tiền bồi thường. Đến thời điểm khởi công dự án, các địa phương đã bàn giao trên 70% diện tích giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu khởi công.

Cơ chế đặc thù

Dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách theo Nghị quyết số 44 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác (dự kiến năm 2026) cùng với các dự án thành phần khác từng bước hình thành nên tuyến cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải. Đặc biệt là kết nối nhanh chóng, hiện đại với các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu.

Tuyến sau khi được đầu tư sẽ từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, với các công trình hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh; góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông và phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ đã và đang đầu tư. Tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có dự án đi qua; phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Đặc biệt là sự khơi thông phát triển cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với mong mỏi của người dân, Quốc hội, Chính phủ đã áp dụng các chính sách đặc thù rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2. Dự án trải dài qua nhiều tỉnh, thành phố với nhiều khu vực có địa hình, địa chất khác nhau, khối lượng công việc triển khai lớn phải thực hiện trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có tư duy mới, cách làm mới, sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao trong triển khai. Ngay sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã kịp thời giao nhiệm vụ với các mốc tiến độ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, cũng như quyết định một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung công việc cụ thể, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thực hiện. Theo Bộ Giao thông Vận tải, nếu trước đây, bình quân 1 dự án nhóm A sau khi chủ trương đầu tư được phê duyệt, tổng thời gian triển khai lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu và khởi công khoảng 2 năm thì đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, nhiều công trình cầu, hầm, độ phức tạp kỹ thuật cao nhưng thời gian triển khai rút ngắn còn một nửa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, hệ thống đường cao tốc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, vận tải hàng hóa, hành khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các vùng, miền, tạo liên kết giữa các trung tâm kinh tế - chính trị, các địa phương, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế… Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là công trình cao tốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị. Sau khi hình thành sẽ làm thay đổi diện mạo đất nước. Vừa qua, Chính phủ quan tâm ưu tiên nguồn lực triển khai dự án này, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt tập trung triển khai dự án này.

Quán triệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ quan đơn vị của Bộ, các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tích cực triển khai thực hiện với nỗ lực lớn nhất, tinh thần trách nhiệm cao nhất, công tác thiết kế phải tối ưu hóa, phát huy tối đa hiệu quả của đường cao tốc. Chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong các khâu triển khai thực hiện; công tác lựa chọn nhà thầu đã được tiến hành một cách chặt chẽ, công khai, minh bạch.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phấn khởi cho biết: Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, cùng tinh thần làm việc khẩn trương, tập trung, trách nhiệm cao nhất của các cơ quan, đơn vị liên quan của ngành giao thông vận tải, đầu năm 2023, toàn bộ 12 dự án thành phần dự án đã đủ điều kiện khởi công theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả trên có được là nhờ sự chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ; sự hỗ trợ, phối hợp trách nhiệm, hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương; sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền các địa phương. Bộ Giao thông Vận tải cũng trân trọng cảm ơn sự chia sẻ, ủng hộ của người dân trong khu vực dự án đã sẵn sàng nhường đất, dời nhà bàn giao mặt bằng phục vụ thi công.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, được quy hoạch với tổng chiều dài 2.063km từ Lạng Sơn tới Cà Mau, đi qua 32 tỉnh, thành phố. Đến cuối năm 2022 đã hoàn thành và đưa vào khai thác 642km, đang triển khai thi công 622km. Với mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua Chủ trương đầu tư dự án Công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Dự án có tổng chiều dài 729km, đi qua 12 tỉnh, thành phố, với tổng mức đầu tư toàn bộ dự án gần 147.000 tỉ đồng. Quy mô 4 làn xe, được chia thành 12 dự án thành phần.

 

Bài, ảnh: NGỌC ANH

----------------------

Bài 2: Đại lộ về đồng bằng

Viết bình luận mới

Xem thêm

Doanh thu dịch vụ vận tải và kho bãi tăng mạnh

08:16 13/05/2025

(HG) - Hiện nay, hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ phát triển, các tuyến đường vận chuyển quan trọng đi liên tỉnh được đầu tư duy tu, sửa chữa đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa và hành khách được dễ dàng và thuận tiện hơn đã góp phần quan trọng làm tăng doanh thu vận tải.

Quyết tâm kéo giảm tai nạn giao thông

07:44 13/05/2025

Đẩy mạnh duy tu hạ tầng, tăng tốc dự án giao thông trọng điểm và siết chặt quản lý an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Hậu Giang tập trung thực hiện nhằm giảm tai nạn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Lập biên bản 955 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

07:29 12/05/2025

(HG) - Ban An toàn giao thông tỉnh thông tin, đầu năm đến nay, lực lượng chức năng Công an tỉnh tổ chức hơn 2.000 cuộc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, qua đó phát hiện, lập biên bản hơn 12.180 trường hợp vi phạm.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” trong công nhân lao động

07:29 12/05/2025

(HG) - Ban An toàn giao thông tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa có Kế hoạch phối hợp tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” trong công nhân lao động tỉnh năm 2025.

Đa dạng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức an toàn giao thông

07:28 12/05/2025

Nhờ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) của người dân.

Để những chuyến đò luôn an toàn

05:10 08/05/2025

Với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay, công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các bến đò ngang sông trên địa bàn tỉnh là vấn đề đang được quan tâm.

Đẩy nhanh tiến độ Dự án cầu và đường Nguyễn Chí Thanh

05:08 08/05/2025

(HG) - Liên quan đến Dự án cầu và đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Vị Thanh, Tổ công tác số 9 cho biết, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 đến năm 2029. Tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỉ đồng.

Bảo trì, sửa chữa nhiều công trình giao thông

05:08 08/05/2025

(HG) - Sở Xây dựng tỉnh cho biết, năm 2025 nguồn bổ sung có mục tiêu kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ tỉnh có 8 danh mục công trình với tổng kinh phí thực hiện hơn 24 tỉ

Công tác quản lý vận tải trên địa bàn được thực hiện chặt chẽ

08:45 07/05/2025

(HG) - Sở Xây dựng tỉnh cho biết, đơn vị đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của phương tiện tại các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa thông qua thiết bị giám sát hành trình.

Không khoan nhượng với lấn chiếm lòng lề đường

08:23 07/05/2025

Trước tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán tiếp tục tái diễn, các lực lượng chức năng tỉnh Hậu Giang đã đồng loạt ra quân xử lý nghiêm, kiên quyết lập lại kỷ cương đô thị, trả lại không gian giao thông cho người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Phụng Hiệp: Hoạt động HĐND cấp xã phát huy hiệu quả

08:28 13/05/2025

(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

Mô hình 6 trong 1 giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững

08:22 13/05/2025

Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.

Huyện Phụng Hiệp: Hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn văn thư lưu trữ

08:21 13/05/2025

(HG) - Nhằm tăng cường quản lý công tác văn thư lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức huyện và 15 xã, thị trấn.