Vực dậy vùng lúa chất lượng cao

Thứ Sáu, ngày 15/09/2017 | 08:46

Thời gian qua, với sự tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật và đầu tư hệ thống thủy lợi, hiện các vùng lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh ngày càng được vực dậy bằng việc cung cấp nguồn lúa, gạo chất lượng góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và cải thiện nguồn thu nhập cho nông dân.

Nông dân tại các cánh đồng lúa chất lượng cao của tỉnh luôn được tiếp cận kỹ thuật canh tác mới và gieo sạ giống lúa chất lượng.

Nhiều tiềm năng đang có

Để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng hạt lúa, gạo nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu, những năm qua, UBND tỉnh đã tiến hành quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, với quy mô 30.000ha. Có thể nói, từ khi mô hình này hình thành đã góp phần mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho người trồng lúa. Điển hình tại HTX Nông nghiệp Phước Trung, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, hiện HTX có 100ha đất trồng lúa nằm trong mô hình cánh đồng lớn rộng khoảng 600ha tại địa phương.

Ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Trung, cho biết: “Từ khi tham gia mô hình cánh đồng lớn (năm 2011) đến nay, bà con xã viên cảm thấy an tâm hơn trong sản xuất vì được tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa như mô hình “3 giảm, 3 tăng” hay “1 phải, 5 giảm”… nên chi phí đầu tư giảm từ 15-20% so với ngoài mô hình. Trong khi năng suất lúa vẫn ổn định ở mức cao, từ đó mang về nguồn lợi nhuận đáng kể cho nông dân qua từng mùa vụ. Đặc biệt, nhờ Nhà nước đầu tư hệ thống đê bao khép kín gắn với trạm bơm tập trung nên bà con gieo sạ đồng loạt, né rầy rất hiệu quả và tình hình sâu bệnh cũng hạn chế”.

Với diện tích sản xuất của HTX, trong đó có 30ha sản xuất lúa giống, cùng với gieo sạ hai loại giống chủ lực là Jasmine 85 và giống OM 5451, hàng năm HTX Nông nghiệp Phước Trung cung ứng ra thị trường khoảng 1.800 tấn lúa, trong đó có khoảng 350 tấn lúa giống. Nhờ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn nên chất lượng hạt lúa, gạo của các thành viên trong HTX cũng như những hộ trong mô hình đều đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và là địa chỉ quen thuộc của nhiều doanh nghiệp khi tìm đến nơi đây thu mua lúa.   

Những năm qua, từ khi quy hoạch thực hiện vùng lúa chất lượng cao, UBND tỉnh cùng ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, hệ thống cống, đập đã tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất cho người dân. Ngoài ra, thông qua Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô hàng năm, các địa phương còn thường xuyên thực hiện nạo vét thủy lợi nội đồng nhằm khơi thông dòng chảy, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất vào mùa hạn, mặn. Bên cạnh đó, có một thông tin rất phấn khởi khác là dự kiến từ đây đến cuối năm nay, Đề án trạm bơm điện của tỉnh sẽ được triển khai tại các vùng lúa chất lượng cao, qua đây góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Song song với đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng ngoài ruộng, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh còn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, qua đây từng bước nâng cao kiến thức cho bà con về các giải pháp canh tác lúa đạt hiệu quả. Đặc biệt, hiện Hậu Giang là 1 trong 8 tỉnh của vùng ĐBSCL được Bộ NN&PTNT chọn thực hiện thí điểm “Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)” trên cây lúa, đây là mô hình đi rất sâu vào việc sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao gắn với bảo vệ môi trường. Do đó, mô hình sản xuất tại các vùng lúa chất lượng cao của tỉnh tới đây sẽ ngày càng đạt hiệu quả như mong đợi là đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bên cạnh ngày càng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân thì có một yếu tố khác được ngành chức năng nỗ lực thực hiện trong những năm gần đây là việc tuyên truyền người dân từ chỗ làm lúa kém chất lượng chuyển sang sản xuất lúa chất lượng cao và việc làm này đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cụ thể, nếu trước đây, tỷ lệ người dân gieo sạ giống lúa có phẩm chất gạo thấp như IR 50404 chiếm 50-60%, nhưng qua tuyên truyền, vận động thì liên tiếp trong những năm gần đây tỷ lệ sử dụng giống IR 50404 chỉ còn từ 10-15% và thay vào đó là giống lúa chủ lực OM 5451. Cùng với việc nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng giống lúa gieo sạ theo khuyến cáo thì theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, một trong những điều khiến họ tìm đến Hậu Giang để thu mua lúa trong các năm qua là chất lượng hạt gạo nơi đây khá tốt so với nhiều tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL do điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất nơi đây tạo nên. 

Cần liên kết từ doanh nghiệp

Mặc dù Hậu Giang đã hình thành được các vùng lúa sản xuất theo hướng chất lượng cao, nhưng hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh mà còn thiếu sự liên kết, đầu tư từ phía doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, so với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL thì Hậu Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng lúa khá lớn, với tổng diện tích xuống giống cả năm đạt trên 200.000ha, cung ứng sản lượng hơn 1,2 triệu tấn/năm. Thế nhưng, hiện chưa có doanh nghiệp nào đầu tư trên địa bàn tỉnh về nhà máy, kho bãi với quy mô tầm cỡ theo chuỗi sản suất. Hiện các doanh nghiệp chỉ đến hợp đồng bao tiêu thu mua lúa trên đồng ruộng với nông dân nhưng cũng rất ít và thiếu tính ổn định.

Qua thống kê hàng năm, tuy công tác xúc tiến đầu tư tại các vùng lúa chất lượng cao của tỉnh được ngành nông nghiệp thực hiện khá quyết liệt, nhưng cũng chỉ có từ 8-9 doanh nghiệp ngoài tỉnh đến hợp đồng bao tiêu và thu mua lúa cho nông dân, với tổng diện tích khoảng 7.000ha. Trong số lúa được bao tiêu thì có 3 doanh nghiệp có dự án chính thức và được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư kho, bãi nhưng chia làm nhiều giai đoạn đầu tư và chỉ ở mức quy mô nhỏ.

Ông Trần Hoàng Nho, Giám đốc HTX Danh Tiến, ở ấp 7, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Giờ điều kiện, kỹ thuật canh tác lúa tương đối ổn định, nếu có doanh nghiệp đến xây dựng nhà máy, kho bãi và đầu tư, hợp đồng bao tiêu cho nông dân thì quá tốt. Bởi chỉ có khi doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư, hỗ trợ sản xuất cho vùng nguyên liệu của họ thì chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp mới mang tính bền lâu. Còn bán lúa thông qua cò lúa như hiện nay thì bà con chưa an tâm, nhất là về giá cả”.

Cùng mong muốn trên, ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Trung, cho biết thêm: “Trước đây, cánh đồng lớn sản xuất lúa nơi đây có hai doanh nghiệp đến bao tiêu nên tình hình tiêu thụ lúa của bà con tương đối ổn định. Thế nhưng, mấy vụ vừa qua chỉ còn một doanh nghiệp nên gặp không ít khó khăn. Hiện HTX tìm thêm doanh nghiệp đến hợp đồng mua lúa cho nông dân trong đợt thu hoạch lúa Thu đông sắp diễn ra nhưng tương đối khó khăn”.     

Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, nguyên nhân chính dẫn đến doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư về vùng lúa chất lượng cao của Hậu Giang dù đang có nhiều tiềm năng có thể là do tỉnh chưa có cơ chế chính sách đặc thù. Hiện tại, UBND tỉnh và ngành nông nghiệp sử dụng chính sách 210 của Chính phủ là chính để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: hỗ trợ tiếp cận thị trường, đất đai… còn cơ chế, chính sách riêng của tỉnh thì hiện chưa có, mặc dù Hậu Giang nằm trong vùng đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Ngành nông nghiệp đã thấy những tồn tại trên nên thời gian tới sẽ có những kiến nghị với UBND tỉnh có những cơ chế đặc thù riêng của tỉnh nhằm thu hút nhà đầu tư. Bởi Hậu Giang là tỉnh vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Để làm tốt vấn đề này, các ngành có liên quan của tỉnh đang tham mưu cho UBND tỉnh về giá đất để làm rõ hơn, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Đặc biệt, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9 này thì 1 trong 7 dự án mà tỉnh đặc biệt kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước là dự án xây dựng hệ thống bảo quản và chế biến lúa, gạo chất lượng cao. Nếu thành công sẽ góp phần giải quyết căn cơ vấn đề còn khó khăn cho các vùng lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. 

Cũng theo ông Đồng, ngoài giải pháp trên, tới đây UBND tỉnh sẽ họp sơ kết tình hình thực hiện tại các cánh đồng lớn để nghe doanh nghiệp, HTX, nông dân chia sẻ những vấn đề còn tồn tại, nhất là trong hợp đồng bao tiêu để có hướng tháo gỡ nhằm giúp cho bà con tại các vùng lúa chất lượng cao của tỉnh và doanh nghiệp có được tiếng nói chung để chuỗi liên kết sản xuất lúa bền chặt…

Nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, dự án chế biến gạo xuất khẩu gắn với vùng lúa chất lượng cao sẽ kêu gọi đầu tư tới đây có quy mô diện tích 1.000ha, tổng vốn đầu tư dự kiến là 21 triệu USD nằm trên địa bàn huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A. Vì tại đây đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông… thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án.

Khi đầu tư vào dự án, nhà đầu tư sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước ít nhất 15 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng. Đặc biệt, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của tỉnh được giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Trường hợp dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng 9 năm tiếp theo kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế. Được hưởng mức thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong vòng 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; miễn thuế đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định...

 

Bài, ảnh: H.PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...