Bước tiến sản xuất nông nghiệp

Thứ Năm, ngày 27/02/2020 | 17:22

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh được chế biến và xuất khẩu vào thị trường khó tính, đồng thời trong canh tác nông nghiệp được cơ giới hóa ở hầu hết các khâu... là những bước tiến đột phá giúp nông dân ngày càng giảm công lao động và mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

Nông dân Hậu Giang đang áp dụng mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Khởi sắc công nghiệp chế biến nông sản

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang có nhiều mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào… Từ đó, thế mạnh của tỉnh trong các năm qua là sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, tỉnh đã hình thành được nhiều mặt hàng nông sản chủ lực và tạo nên thương hiệu trên thị trường, trong đó tập trung vào 3 nhóm hàng lớn là lúa, cây ăn trái và thủy sản. Gắn liền với 3 nhóm hàng trên là ngành công nghiệp chế biến luôn đi kèm và có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là lĩnh vực thủy sản.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 nhà máy chế biến thủy sản chuyên và kết hợp đạt tổng công suất thiết kế khoảng 110.000 tấn thành phẩm/năm. Trình độ công nghệ các nhà máy chế biến tương đối hiện đại, trang thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: Mycom, Nissin (Nhật Bản), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ) và Gram (Đan Mạch). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến đều đăng ký quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL...

Từ thực tế trên nên sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính trên thế giới như: Mỹ, EU, Mexico, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… Qua đây, xuất khẩu thủy sản đang có vai trò quan trọng vì đóng góp trên 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện tại, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt gần 8.000ha, gồm các loài phổ biến như cá tra, cá thát lát, cá rô, ba ba, cua đinh, lươn…

Cùng với lĩnh vực thủy sản thì công nghiệp chế biến lúa gạo của tỉnh cũng ghi nhận nhiều khởi sắc. Theo đó, là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa với tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt khoảng 210.000ha (3 vụ), sản lượng đạt hơn 1,2 triệu tấn/năm. Chính vì vậy mà thời gian qua đã có nhiều công ty, doanh nghiệp tìm đến hợp tác với nông dân và xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Qua thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 101 cơ sở chế biến (xay xát) lúa gạo với quy mô khoảng 3.000-4.500 tấn/tháng, trung bình là 20 tấn/tháng. Các nhà máy này thực hiện công đoạn bóc tách vỏ trấu, chà xát, làm trắng gạo để cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, cũng có một số nhà máy thực hiện công đoạn đấu trộn gạo xay xát với tấm do các cơ sở lau bóng lúa gạo thực hiện để cung cấp cho nhiều công ty xuất khẩu.

 Ngoài hai lĩnh vực nổi bật trên, hiện Hậu Giang còn có Nhà máy đường Phụng Hiệp, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang hoạt động, với công suất khoảng 900.000 tấn/năm. Vụ mía 2019 vừa qua, Nhà máy đường Phụng Hiệp đã góp phần tiêu thụ hơn 6.000ha mía của nông dân ở các địa phương trong tỉnh, như: huyện Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 5 cơ sở chế biến rau quả cho nông dân trong tỉnh, trong đó tập trung vào các mặt hàng chủ lực như: chanh không hạt, cam sành, khóm Cầu Đúc…

Ông Vu Suổi, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Nhờ có nhiều công ty, doanh nghiệp đến đầu tư tại Hậu Giang mà vùng khóm Cầu Đúc (hơn 2.800ha) của người dân Vị Thanh nói riêng và của tỉnh nói chung không chỉ tiêu thụ bằng trái mà còn chế biến ra nhiều sản phẩm đặc trưng khác như khóm đóng hộp, kẹo khóm, rượu khóm… Nhờ đa dạng sản phẩm nên đầu ra của trái khóm trong những năm gần đây rất thuận lợi, giá bán ổn định ở mức cao nên bà con có được nguồn lợi nhuận hấp dẫn”.    

Nâng lợi nhuận nhờ vào cơ giới hóa

Song hành cùng với phát triển công nghiệp chế biến nông sản thì việc cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nhằm tiết giảm chi phí, giảm giá thành, sức lao động và nâng cao lợi nhuận cho nông dân là giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua. Nổi bật là trên cây lúa, từ những chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án nhằm hỗ trợ nông dân mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng hiệu quả hơn. Điển hình như Đề án cơ giới hóa nông nghiệp, từ đây, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ lãi suất 2 năm phần vốn vay 70% giá trị máy gặt đập liên hợp, với số lượng hỗ trợ theo Đề án là 100 máy (hiện đã giải ngân được 99 máy). Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh còn tự đầu tư mua thêm máy gặt đập liên hợp để đáp ứng nhu cầu cắt lúa cho nông dân. Qua thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 400 máy cắt lúa, đáp ứng trên 80% diện tích thu hoạch lúa của tỉnh.

Đứng trên bờ mẫu nhìn máy cắt thu hoạch 1,6ha lúa Đông xuân của gia đình, ông Nguyễn Thanh Hùng, ở ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, vui vẻ cho biết: “Nhiều năm qua, từ khi có máy cắt lúa thay thế cho việc thu hoạch bằng tay thì các nhà nông như tôi khỏe hẳn ra. Bởi trước đây, khi còn cắt lúa bằng thủ công thì phải đội lên đầu từng bó lúa để gom lại thành đống rồi mới suốt. Giờ chỉ đứng nhìn máy cắt rồi sau đó vô bãi xem cân lúa, gom bao, tính tiền là đi về. Không chỉ có vụ Đông xuân, mà máy cắt còn thu hoạch được cả 3 vụ trong năm với hình thức tương tự”.

Không chỉ có ở công đoạn thu hoạch mà việc cơ giới hóa trong canh tác lúa còn thực hiện ở nhiều khâu khác như: làm đất bằng máy xới, máy trục và phun thuốc, bón phân cũng bằng máy... Đặc biệt, ở khâu xuống giống lúa đã có nhiều bước tiến bộ khi xuất hiện máy cấy, máy phun hạt giống, dụng cụ sạ hàng và hiện đại hơn là đã có máy sạ lúa bằng thiết bị bay không người lái. Ông Nguyễn Văn Phó, ở ấp 1A, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay nên việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp nông dân khỏe về công lao động mà còn mang lại nhiều tiện ích khác. Chẳng hạn ở khâu gieo sạ, nếu bà con sạ bằng tay thì phải tốn từ 15-18kg lúa giống/công (1.300m2), trong khi cấy máy chỉ mất 6-8kg lúa giống/công. Như vậy, hộ nào có số lượng ruộng nhiều thì đã giảm một khoản kinh phí khá lớn”.

Qua ghi nhận của ngành chức năng tỉnh, trong canh tác lúa, nếu nông dân Hậu Giang làm tốt ở khâu gieo cấy nữa thì gần như quy trình canh tác lúa sẽ được cơ giới toàn bộ, từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho hạt gạo trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là bảo vệ tốt môi trường sống cho vùng nông thôn khi nông dân hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học. “Ngoài cây lúa thì việc áp dụng cơ giới hóa trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện mạnh mẽ. Theo đó, hiện trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 26 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp ở các khâu như: máy cho ăn, cho uống nước tự động, hệ thống quạt hút, hệ thống xử lý chất thải…”, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm.

Để phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, hiện nông dân trên địa bàn tỉnh đã trang bị nhiều thiết bị, máy móc tương thích với từng loại cây trồng. Cụ thể, có 957 máy xới đất, 36.705 máy bơm nước, 394 máy cày đất, 42.337 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 493 máy trục đất, 7.004 máy cắt cỏ, 3.188 dụng cụ sạ hàng, 318 máy tuốt lúa, 197 máy kéo lúa, 54 máy san phẳng mặt ruộng, 224 lò sấy lúa, 12 máy hút rơm, 5 máy cuốn rơm, 11 máy bơm sình, 6 máy đào hộc mía...

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...