Thứ Ba, ngày 10/09/2019 | 18:07
Biến đổi khí hậu đã khiến cho nước biển dâng làm dòng chảy trên các con sông, kênh, rạch của huyện Châu Thành càng mạnh hơn. Điều này làm cho nhiều tuyến lộ sát mé sông, kênh sạt lở gây thiệt hại nặng nề. Hiện tại, huyện Châu Thành đã dùng nhiều giải pháp để khắc phục sự cố sạt lở.
Nhà thầu đang khẩn trương khắc phục sạt lở, thông đường tại tuyến kênh Cái Đôi, thị trấn Ngã Sáu.
Tính từ đầu năm đến tháng 9-2019, huyện Châu Thành đã xảy ra 39 điểm sạt lở, gây mất diện tích đất hơn 4.878m2 với tổng chiều dài 951m, thiệt hại trên 1,5 tỉ đồng. Bí thư Huyện ủy Châu Thành Lê Công Lý đã nhiều lần cùng đoàn ngành chức năng huyện đến khảo sát các tuyến có nguy cơ sạt lở trên địa bàn thị trấn Mái Dầm để có biện pháp, kế hoạch phòng chống, khắc phục thiệt hại. Trọng điểm được quan tâm là ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, nơi bị sạt lở khoảng 30m vào năm 2018 đã gây ảnh hưởng đến đời sống của 13 hộ dân sinh sống nơi đây. Mặc dù đã được khắc phục sự cố sau sạt lở nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ.
Ông Nguyễn Duy Linh, Trưởng trạm Thủy lợi huyện Châu Thành, thông tin: “Đoạn này do dòng chảy của sông khá mạnh nên có thể tiếp tục bị sạt lở, mà tuyến này có khoảng 130 hộ dân sinh sống sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Qua khảo sát và thực hiện chỉ đạo của Bí thư Huyện ủy đã vận động người dân, những hộ khó khăn, hộ có phần đất bị sạt lở ăn sâu sát mé nhà di dời đến nơi ở khác. Kế đó, huyện đã đề xuất bố trí một khu tái định cư để di dời toàn bộ các hộ dân nằm trong khu vực bị sạt lở vào sinh sống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân”.
Những tháng gần đây, tuyến kênh Mái Dầm cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng vì nằm giáp với sông lớn Cái Côn. Lưu lượng dòng nước lên xuống mỗi ngày khá mạnh đã gây nhiều hậu quả khôn lường. Mới đây, tại hộ ông Vương Văn Tùng, ở ấp Phú Đông, thị trấn Mái Dầm, đã bị sạt lở hơn 50m lộ trước nhà, khi thủy triều đã cuốn đi con lộ 2m đất và hơn 4m đất lộ cặp mé sông. Sạt lở lấn hết nửa sân trước nhà, nước mưa tràn vào gây khó trong sinh hoạt, đi lại. Nhìn con nước mấp mé sát nhà, ông Tùng bày tỏ sự lo lắng: “Tôi có trồng một số cây bần nhưng cũng không chịu nổi sức nước lên xuống. Chỉ sau một đêm ngủ dậy, con lộ trước nhà mất tiêu, xe cộ đi qua lại rất khó khăn vì phải đi vào phần đất ngay cửa nhà tôi”.
Còn chỗ bà Lê Thị Loan, ở ấp Đông Thuận, thị trấn Ngã Sáu, cũng cùng chung số phận mặc dù con kênh nhỏ hơn và đã có dùng biện pháp phòng chống, kè mé. Bà Loan nhớ lại: “Hồi đó, con lộ cách nhà tôi hơn 20m. Mới hơn tháng nay đã lở mất hết 6m, mấy cây bần tôi trồng, hàng mít trước nhà bị con nước cuốn đi biệt tăm. Giờ tôi phải hiến thêm gần 5m đất nữa để Nhà nước làm lộ mới cho bà con, gia đình tui đi lại thuận tiện, an toàn hơn”.
Được biết, con lộ này đã có tiền sử sạt lở 2 lần, mỗi lần khoảng 30-40m đất chiều dài. Hiện tại, con lộ đang được huyện chỉ đạo nhà thầu đến khắc phục bằng cách xây taluy hai bên lề lộ bằng gạch rất chắc chắn. Theo cán bộ trạm thủy lợi huyện thì đoạn đường này thuộc kênh Xẻo Chồi. Huyện đã trích ngân sách 150 triệu đồng để khắc phục sự cố sạt lở. Nhà thầu đang xây lề lộ với chiều ngang 2m, cặp mé sông thì kè ra một đoạn hơn 1m để cặm cột cây dừa, cây bạch đàn khá chắc chắn, giữ vững cho phần được xây bên trong.
Được biết, vì Châu Thành là huyện đầu nguồn của tỉnh tiếp giáp với sông Hậu nên có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có rất nhiều kênh mương. Do đặc thù vùng đất này tiếp giáp sông Hậu, có lưu lượng dòng chảy mạnh, chân triều và đỉnh triều chênh lệch nhau hơn 4m nên luôn bị sạt lở.
Ông Nguyễn Duy Linh cho biết thêm: “Xuất phát từ thực tế sạt lở bờ kênh trên địa bàn huyện ngày càng phổ biến và mức độ nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống người dân. Trong khi nguồn kinh phí thực hiện các công trình kè kiên cố để phòng, chống lại ở mức cao và chủ yếu đầu tư tại thành thị, thị trấn, chợ; còn tại nông thôn thì rất hạn chế. Do đó, để giải quyết bài toán này, huyện tiến hành vận động người dân làm kè sinh thái để giảm sạt lở. Vật liệu được chọn trồng làm bờ kè là những cây trồng sẵn có như cây tràm, bần, cà na, dừa nước… trong đó hai đối tượng chính là cây tràm và bần”.
Qua gần một năm thực hiện kè sinh thái thì được chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao về những kết quả bước đầu. Cụ thể, mô hình dễ thực hiện, phát huy nhanh khả năng chống sạt lở, kinh phí thấp khoảng 150.000 đồng/m, trong khi làm kè kiên cố chi phí cao gấp mấy lần mà còn phải gia cố thường xuyên hàng năm. Bên cạnh đó còn góp phần bảo vệ môi trường nước, không khí do diện tích trồng cây xanh tăng lên; đồng thời với việc bảo vệ tốt các tuyến lộ giao thông nông thôn, xử lý tốt các điểm sạt lở và góp phần làm giảm kinh phí duy tu bảo vệ đường hàng năm cho các địa phương.
Song song đó, thực hiện Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và trồng cây năm 2019, huyện đã thực hiện được phần kè sinh thái dài 8.620m với kinh phí khoảng 1,8 tỉ đồng (kinh phí vận động người dân), đạt 287,3% kế hoạch tỉnh giao. Ngoài ra, phần kè kiên cố thực hiện được 4.732m với tổng kinh phí khoảng 6,1 tỉ đồng cũng do người dân đóng góp. Đối với các điểm sạt lở thì hiện tại huyện cũng đã khắc phục được hơn 70% để giúp người dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
08:14 26/06/2025
(HG) - Qua khảo sát mới đây của ngành chức năng huyện Châu Thành, hiện toàn huyện xuất hiện 27 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, ước tổng chiều dài 74m và có khoảng 100 hộ dân sống ngay đoạn có nguy cơ sạt lở bị ảnh hưởng.
08:07 26/06/2025
Đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là vấn đề cấp thiết đã được khoa học và công nghệ vào cuộc giải quyết.
05:49 23/06/2025
Để bảo vệ môi trường, các địa phương và người dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực chung tay chống ô nhiễm rác thải nhựa, nhất là thực hiện tiêu dùng xanh, mô hình kinh tế xanh, định hình lối sống xanh.
07:10 20/06/2025
(HG) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh tổ chức theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai; dự báo, thông tin kịp thời để cơ quan và người dân ứng phó, giảm thiệt hại; chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo quy định.
07:08 20/06/2025
(HG) - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 điểm sạt lở đất bờ sông với chiều dài 817m, diện tích mất đất 4.902,5m2, ước thiệt hại 3,643 tỉ đồng.
06:30 10/06/2025
(HG) - Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, hiện nay trên rãnh áp thấp có trục ở khoảng 15-18 độ vĩ Bắc nối với một vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông.
06:16 05/06/2025
(HG) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6), Tháng hành động vì môi trường năm 2025, huyện Long Mỹ sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
16:35 30/05/2025
(HGO) - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trên địa bàn huyện Châu Thành lại xảy ra sụp đất, sạt lở bờ sông.
06:56 29/05/2025
Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và bảo vệ môi trường nông thôn những năm qua ở thị xã Long Mỹ đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và thay đổi diện mạo vùng nông thôn.
07:54 27/05/2025
Trong nhiều năm qua, vấn đề sạt lở khu vực ven sông Hậu và các tuyến kênh trong tỉnh Hậu Giang đã làm nhiều đường giao thông bị nứt, hư hại, gây sụp lún nhà của người dân và khu vực sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...