Thứ Tư, ngày 19/02/2020 | 08:43
![]() |
“Phụ huynh, các thầy, cô giáo khi dạy cần nhớ kỹ 8 chữ là: “Để làm, Phân hóa, Tích hợp, Tích cực”, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, là nhấn mạnh của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (ảnh), Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, khi trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về việc chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẽ áp dụng vào năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, nhân chuyến giáo sư công tác tại Hậu Giang mới đây.
Xin giáo sư chia sẻ rõ hơn về “8 chữ” mà ông đề nghị phụ huynh, các thầy, cô giáo cần nắm rõ ?
- Chương trình hiện hành là chương trình nặng về truyền thụ kiến thức, trả lời câu hỏi “Học xong chương trình, học sinh biết được gì?”. Còn Chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào thực hành và sẽ trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được gì?”. Giáo viên dạy học sinh “Để làm”- nghĩa là cho trẻ tự làm, chủ động thực hiện. Dạy học “Phân hóa” - tức là không dạy cào bằng, vì có trẻ có năng khiếu này, có trẻ có nhược điểm kia, thầy cô giáo phải ra bài tập phù hợp với từng học sinh, khuyến khích các em phát triển theo năng lực. Dạy “Tích hợp” - đồng nghĩa giáo viên phải làm sao tích hợp được các kiến thức liên quan môn học, chứ không phải dạy cái gì - biết cái nấy, giáo viên phải đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện. Dạy “Tích cực” - Trọng tâm là học sinh phải được tự học, tự làm, thầy cô không làm thay các em!
Giáo viên cần chủ động trong khâu lựa chọn sách giáo khoa, để đề xuất chọn sách phù hợp.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã thay đổi căn bản trong mục đích giảng dạy, là chuyển từ giáo dục đặt nặng về trang bị kiến thức nền sang nền giáo dục phát triển toàn diện.
Giáo sư đánh giá việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các địa phương như thế nào ?
- Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi thấy các địa phương đã có sự chủ động trong chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tiến hành chọn sách giáo khoa… khá tốt. Các trường tiểu học, giáo viên đang trong giai đoạn chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, tôi nghe nhiều giáo viên than phiền là chưa có sách. Tôi mong các thầy cô chủ động hơn nữa, sách giáo khoa chúng tôi đã đưa lên mạng rồi, đừng chờ có sách giấy mới đọc là trễ.
Các địa phương đã rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp phù hợp. Nhưng tôi thấy điểm mấu chốt là sĩ số học sinh trên lớp phải giảm (1 lớp học khoảng 35 học sinh trở xuống), việc học 2 buổi/ngày phải đảm bảo. Phải có đủ thầy cô để đảm bảo giảng dạy cho học sinh, để thầy, cô chăm sóc, giáo dục các cháu tốt hơn.
Nếu các địa phương còn nhiều khó khăn, thì lớp nào triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bố trí ưu tiên lớp đó học 2 buổi/ngày. Dần dần trong 5 năm sẽ đảm bảo phòng, lớp. Điểm quan trọng là địa phương phải thật sự quan tâm mới triển khai hiệu quả được.
Vậy đâu là những điểm kế thừa và điểm khác biệt của sách giáo khoa mới so với sách giáo khoa hiện hành, thưa giáo sư ?
- Điểm kế thừa của cả 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt sử dụng cho Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2020-2021, chính là mục tiêu giáo dục: Phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe và nói cho học sinh, chú trọng kết hợp hình thành năng lực chung. Đó là năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Đồng thời, thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo 5 phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông đã quy đó là: “Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”.
Sự khác biệt trong sách giáo khoa mới với sách giáo khoa hiện hành đó là sách giáo khoa hiện hành tiếp cận theo hướng nội dung, còn sách giáo khoa mới tiếp cận năng lực học sinh.
Giáo sư có lời khuyên gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy ?
- Theo Thông tư 01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chọn sách giáo khoa nào sẽ dựa trên đề xuất của giáo viên. Thầy cô là những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Bởi thế, cầm cuốn sách giáo khoa trên tay, lật từng bài học, sẽ biết ngay cách trình bày, thiết kế nội dung nào phù hợp với học sinh của mình. Điểm quan trọng là chủ động và nghiên cứu kỹ cấu trúc, bài giảng, nội dung, bố cục sách… để biết có phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện giảng dạy của trường để đề xuất. Việc lựa chọn các cuốn sách được thực hiện theo từng môn chứ không bắt buộc phải lựa chọn theo từng bộ. Thẩm quyền lựa chọn thuộc UBND các tỉnh, thành. Tuy nhiên, thực tế khi biên soạn bộ sách giáo khoa, từng nhóm tác giả của từng bộ sách sẽ có sự liên kết xuyên suốt giữa các môn học với nhau.
Nhà trường, giáo viên cần cân nhắc kỹ, chủ động tìm hiểu để lựa chọn sách đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất. Tất cả vì chất lượng học tập của học sinh thân yêu!
Đã tổ chức giới thiệu rộng rãi tất cả 5 bộ sách giáo khoa - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức Hội nghị giới thiệu 5 bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định phê duyệt sử dụng cho Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2020-2021, gồm các bộ sách: “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” (4 bộ này đều của Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn) và Bộ sách Cánh diều (của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - thuộc Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức biên soạn), để các phòng giáo dục và đào tạo, các trường nghiên cứu lựa chọn. Theo lộ trình, từ nay tới tháng 3-2020, các địa phương phải công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục được công bố, theo đúng quy định là 6 tháng trước khi bắt đầu năm học mới. |
Xin cảm ơn giáo sư !
CAO OANH thực hiện
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...