Kéo rèn thủ công giá trăm triệu đồng ở Nhật
Thợ rèn Yasuhiro Hirakawa là người duy nhất ở Nhật Bản vẫn dùng phương pháp truyền thống để rèn ra những chiếc kéo có giá lên tới hơn 700 triệu đồng.
Kéo là vật dụng cần thiết để nghệ nhân tạo ra một cây bonsai đẹp. Nguồn: GIGAZINE
Thành phố Sakai nổi tiếng là nơi rèn kiếm của samurai từ thế kỷ 14. Ở đây còn có cửa hiệu rèn Sasuke, nơi ông Hirakawa kế thừa nghề rèn truyền thống của gia đình trong 50 năm qua. Ông là người duy nhất còn rèn kéo thủ công truyền thống ở Nhật Bản, nhận làm các loại kéo cắt giấy, kéo dùng cắt thực phẩm và nhất là kéo để cắt tỉa bonsai. Mỗi chiếc kéo được chế tác khó và lâu hơn 3-4 lần rèn dao, thường mất 10 tiếng làm việc mỗi ngày trong suốt 1 tuần, thậm chí lâu hơn. Phần lưỡi kéo là bộ phận quan trọng nhất, được ông Hirakawa làm theo đường cong và khi ghép lại lưỡi kéo chuyển động như cánh quạt làm vết cắt “ngọt” và đẹp. Quy trình nung, đập, tạo hình thực hiện toàn thủ công mất nhiều thời gian và công sức, phản ánh lên giá tiền của mỗi cây kéo. Giá của một cây kéo loại thường vào khoảng 121.000 yen (gần 25 triệu đồng), cây kéo đắt nhất mà ông từng làm có giá lên tới 3,6 triệu yen (trên 740 triệu đồng), một mức giá “không tưởng” dành cho một vật dụng tưởng chừng rất đơn giản này.
Không ai hiểu rõ giá trị của những cây kéo đắt giá này hơn những nghệ nhân bonsai, bởi họ biết chìa khóa của một cây bonsai hoàn hảo là những cây kéo cắt tỉa tốt. Nghệ nhân bonsai Masakazu Yoshikawa, một khách hàng quen thuộc của cửa hiệu rèn Sasuke cho biết mỗi lần đặt hàng, ông mất 1 tiếng đồng hồ để thảo luận về loại kéo mình cần với ông Hirakawa. Đáp lại những yêu cầu này, thợ rèn Hirakawa thường xin thời gian 6 tháng hoặc 1 năm để thực hiện. Tuy phải chờ đợi khá lâu và giá cũng đắt hơn ở các nơi khác nhưng thành phẩm làm ra không thể chê vào đâu được. Những cây kéo có lưỡi bén, tốt sẽ không làm tổn thương vỏ cây nhiều vì vết cắt rất gọn và sạch, đây là yêu cầu quan trọng trong cắt tỉa bonsai.
Sau 50 năm làm nghề, có thể nói ông Hirakawa đang đứng ở đỉnh cao sự nghiệp, nhưng ông vẫn không ngừng tìm tòi để làm ra những sản phẩm tốt hơn, xứng đáng với nghề mà tổ tiên truyền lại.
THIÊN NGỌC (tổng hợp từ Great big story, Permanent Style)
Giethoorn - “Venice thu nhỏ” của Hà Lan
Giải Grammy năm 2019: Nhạc đồng quê và hip hop “lên ngôi”
Địa chỉ nhà gắn với tranh đá treo tường
- Cần tiếp tục tuyên truyền việc rà soát cơ sở dữ liệu kiều bào, công dân đang cư trú nước ngoài
- Sẽ thu hồi chủ trương đầu tư dự án nuôi trồng thủy sản
- Tàu ngầm Type 218SG đầu tiên của Singapore được hạ thủy
- Tổng thống Nga công bố Thông điệp Liên bang năm 2019
- Triệu tập thanh niên ném chai nước vào kính ôtô trên cao tốc
- Tăng cường công tác phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay
- Xôn xao vụ vỡ hụi hàng chục tỉ đồng
- Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa
- Phim “Lời nguyền”: Nội dung lôi cuốn, diễn viên nhập vai...
- Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hậu Giang: Chi trả hơn 1 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng gặp rủi ro
- Đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- Di tích Chìa Khóm
- Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu có sai phạm ?
- Quan tâm chăm lo hơn nữa đời sống nhân dân
- Thẩm định ĐTM, xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho 7 dự án
Dấu ấn Hậu Giang ngày ấy - bây giờ
Tăng cường kiểm tra các cơ sở giết mổ
Nhộn nhịp hoa xuân
Hoạt động ý nghĩa của Chủ tịch Quốc hội tại Hậu Giang
Cuộc sống bình dị trên nhà giàn DK1
Kết thúc chuyến thăm và chúc tết nhiều đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân ở các tỉnh biên giới
Xuân về trên nhà giàn DK1
Thiêng liêng lễ tưởng niệm giữa trùng khơi