Tiến sĩ Vijay Sakhuja: Việt Nam chống dịch Covid-19 hiệu quả và đa dạng hóa nguồn cung vắc-xin

15/03/2021 | 07:49 GMT+7

Tiến sĩ Vijay Sakhuja, chuyên gia tư vấn Quỹ Quốc tế Kalinga, New Delhi (Ấn Độ), đã có bài viết ca ngợi Việt Nam như điểm sáng trong nỗ lực chống dịch Covid-19 hiệu quả và đa dạng hóa nguồn cung vắc-xin. Dưới đây là nội dung bài viết:

Vào tháng 11 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã dự đoán làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 mà cộng đồng thế giới sẽ phải trải qua và bắt đầu chuẩn bị để chống lại nó.

WTO không chỉ cảnh báo các quốc gia cần chuẩn bị cho là sóng này, mà còn thiết lập thêm cơ sở hạ tầng để chống lại đại dịch.

Thật vậy, làn sóng thứ ba đã tấn công nhiều quốc gia. Trên thực tế, Israel và Hong Kong đang trải qua làn sóng thứ tư và Nhật Bản và Thái Lan đã trải qua ba đợt dịch bệnh.

Tuy nhiên, có một tin tốt là các loại vắc-xin Covid-19 đã ra mắt, mặc dù mức độ hiệu quả khác nhau và nhiều quốc gia đã bắt đầu chương trình tiêm chủng.

Điều này đã dẫn đến “ngoại giao vắc-xin” tương tự như “ngoại giao thiết bị vật tư đối phó Covid-19”, theo đó nhiều quốc gia cung cấp các thiết bị bảo hộ cá nhân PPE...

Một số quốc gia không có đủ năng lực cần thiết để sản xuất vắc-xin đã được cung cấp miễn phí trong khi nhiều quốc gia đã lựa chọn mua vắc-xin.

Trớ trêu thay, trong bối cảnh ngoại giao Covid, “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” đã trỗi dậy.

Ấn Độ và Nam Phi đã đưa ra đề xuất chung với WTO để bỏ qua việc cấp bằng sáng chế quyền sở hữu trí tuệ đối với những đổi mới liên quan đến vắc-xin Covid.

Họ đã lập luận liệu các quy định về “bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền và bảo vệ thông tin không được tiết lộ” sẽ đảm bảo các nước “tiếp cận kịp thời với các sản phẩm y tế giá cả phải chăng bao gồm vắc-xin và thuốc hoặc để mở rộng quy mô nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung cấp các sản phẩm y tế thiết yếu để đối phó với dịch Covid-19”.

Tuy nhiên, các nước phát triển dẫn đầu là Anh, Pháp, Đức và Mỹ không hài lòng với đề xuất này và đã phản đối đề xuất trên.

Điều này đã khiến Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại về xu hướng “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” và ông lưu ý rằng “Việc chia sẻ nguồn cung hữu hạn về mặt chiến lược và toàn cầu thực sự là vì lợi ích quốc gia của mỗi nước”.

Làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 đã tấn công Đông Nam Á.

Malaysia và Việt Nam đã trải qua làn sóng thứ ba và như đã đề cập trước đó, Thái Lan cũng đã phải chịu ảnh hưởng.

Tại Malaysia, trong tháng 1-2021, số cas nhiễm hàng ngày cao hơn gấp 10 lần và ghi nhận trung bình 3.000 cas khiến chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp bất thường với việc đóng cửa trên toàn quốc và tạm ngưng kỳ họp Quốc hội và dừng việc tổ chức tổng tuyển cử.

Tại Việt Nam, chỉ có hơn 300 trường hợp mắc và không có trường hợp tử vong do Covid-19 trong 4 tháng liên tiếp, từ tháng 10-2020 đến tháng 1-2021. Đây là một thành tích ấn tượng.

Tuy nhiên, làn sóng thứ ba của dịch bệnh đã xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 1 (đợt lây nhiễm đầu tiên đạt đỉnh vào ngày 2-4-2020; đợt lây nhiễm thứ hai đạt đỉnh vào ngày 17-8-2020; đợt thứ ba bắt đầu vào ngày 27-1-2021 và dịch Covid-19 đã lây lan ra 13 tỉnh và thành phố ở Việt Nam) và chính phủ đã trở lại tình trạng cảnh giác cao độ, đã ra lệnh đóng cửa trường học, hạn chế di chuyển của người dân và tăng cường xét nghiệm vi-rút.

Tâm chấn của đợt lây nhiễm thứ 3 được xác định là Hải Dương (dân số 1,9 triệu người và 77 người đang điều trị tại bệnh viện, cao gấp 4 lần ngưỡng an toàn).

Ngoài ra, chính quyền cũng kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K tức là khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế nhằm bảo vệ hiệu quả gần 100 triệu người dân Việt Nam khỏi Covid-19.

Chính phủ cũng thông báo việc đã phát hiện chủng vi-rút mới và nguy hiểm hơn của Vương quốc Anh.

Đồng thời, Việt Nam thông báo rằng quốc gia này đã ký hợp đồng mua vắc-xin AstraZeneca theo chương trình Covax và sẽ nhận được gần 4,8 triệu liều trong nửa đầu năm 2021.

Một nguồn cung khác với 30 triệu liều sẽ được cung cấp để tiêm chủng trong nước và từ cuối tháng 2-2021, Việt Nam đã nhận lô đầu tiên gồm hơn 117.000 liều để tiêm cho các nhân viên chống dịch ở tuyến đầu.

Điều đáng nói là Việt Nam cũng đang phát triển 4 loại vắc-xin Covid-19 của riêng mình.

Có lẽ điều đáng chú ý là Việt Nam một lần nữa đã nhanh chóng khống chế làn sóng thứ ba của dịch Covid-19, phần lớn nhờ sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị và sự chung tay của người dân Việt Nam.

Công bằng mà nói, Việt Nam thực sự là một điểm sáng trong việc đối phó với đại dịch và hứa hẹn sẽ là một điểm đến an toàn trong thời gian tới.

Trong khi đó, tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng ASEAN không chính thức, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định với Brunei, Chủ tịch ASEAN năm 2021 và các nước thành viên ASEAN rằng nước này sẽ hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN trong kế hoạch phục hồi sau đại dịch, đối phó với đại dịch và sử dụng Quỹ ứng phó ASEAN về Covid-19 để mua vắc-xin cho người dân và đưa kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN vào hoạt động.

Theo VIETNAM+

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>