TÌM HIỂU PHÁP LUẬT: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

08/09/2020 | 07:48 GMT+7

(Tiếp theo)

Hỏi: Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án ?

Đáp: Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

- Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.

- Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.

- Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 của Luật này để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.

Hỏi: Trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án ?

Đáp: Theo Điều 30 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

- Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất.

- Các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất.

- Trường hợp nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.

- Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này và đọc lại biên bản cho các bên nghe.

- Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.

- Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.

Hỏi: Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại phải có các nội dung gì ?

Đáp: Theo khoản 1 Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại phải có các nội dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

- Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

- Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.

Trường hợp có những nội dung mà các bên không thỏa thuận, thống nhất thì cũng được ghi trong biên bản;

- Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;

- Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì phải ghi rõ trong biên bản;

- Ý kiến của các bên về việc yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;

- Chữ ký của Hòa giải viên;

- Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.

(Còn tiếp)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>