Trả lời kiến nghị của cử tri

27/04/2018 | 09:02 GMT+7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trả lời:

(Tiếp theo)

- Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất, khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp:

+ Tiếp tục thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; phát triển kinh tế hợp tác để thu hút đầu tư xã hội vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

+ Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi Nghị định 210/2013 theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và sẽ trình Chính phủ trong năm 2018. Bên cạnh đó, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định nông nghiệp hữu cơ để làm cơ sở cho định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn tới.

Bộ NN&PTNT đang lựa chọn sản phẩm nông sản có thế mạnh để tập trung phát triển.

+ Bộ tiếp tục triển khai mạnh mẽ tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả giai đoạn 2017-2020... Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

- Nhóm giải pháp về đẩy mạnh kinh doanh thương mại nông sản:

+ Bộ tập trung thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược trong phát triển ngành; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế cả nước.

+ Hiện Bộ NN&PTNT đang triển khai Quyết định số 1819/QĐ-TTg về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; lựa chọn sản phẩm có thế mạnh để tập trung phát triển. Bộ cũng đang tiến hành chỉ đạo sát sao phát triển đồng hành 3 trục sản phẩm quốc gia, cấp tỉnh, địa phương.

+ Bộ NN&PTNT đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 19/2017/CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, kết nối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tao...

+ Bộ sẽ tiếp tục đề xuất sửa đổi điều kiện đầu tư, kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, động lực cho phát triển lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp, nông thôn, trở thành nòng cốt trong phát triển chuỗi giá trị và tiêu thụ nông sản.

Ngoài ra, Bộ cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức liên quan, kể cả những tổ chức phi chính phủ nghiên cứu, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách giúp người dân tiêu thụ sản phẩm làm ra thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chế biến và kinh doanh nông sản.

Bộ đang tiến hành rà soát và sẽ kiến nghị sửa đổi, nâng cấp Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn lên thành nghị định và sẽ trình Chính phủ trong năm 2018.

Sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản, phát triển thị trường tiêu thụ với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo cung - cầu, thị trường nông sản; tổ chức nghiên cứu sâu các thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam để hiểu và nắm rõ thị hiếu, chuỗi cung ứng hoặc “đường đi của nông sản Việt Nam” nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp, người sản xuất và có giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu; tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản; đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Sẽ tăng cường công tác truyền thông để quảng bá các sản phẩm chủ lực ngay tại thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng nông sản, nhất là các loại nông sản chủ lực; quảng bá mạnh mẽ thương hiệu “Gạo Việt Nam” và các nông sản chủ lực chính. Bộ sẽ chủ động xây dựng các tài liệu, ấn phẩm quảng bá nông sản nhằm giới thiệu quảng bá rộng rãi ra bên ngoài, tạo dựng hình ảnh Việt Nam là nguồn cung cấp nông sản thực phẩm an toàn và thân thiện với môi trường.

Việt Nam phấn đấu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong năm 2018 đạt khoảng 40 tỉ USD, trong đó nhóm mặt hàng nông sản chính đạt 21-22 tỉ USD, thủy sản đạt từ 9-10 tỉ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9 tỉ USD.

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>