Hiệp ước Schengen bị phá vỡ

20/01/2017 | 08:19 GMT+7

Sau sự cố Brexit (Anh rời khỏi EU), sáu quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) vừa thiết lập lại việc kiểm soát thị thực. Điều này đồng nghĩa với việc một châu Âu không biên giới theo Hiệp ước Schengen bị phá vỡ hoàn toàn.

Binh lính đang dựng hàng rào ở Slovenia - thuộc vùng ngoại vi của Vùng Schengen.  Nguồn: Reuters

Nguyên nhân dẫn đến việc sáu quốc gia gồm Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Thụy Điển và Na Uy đã tạm thời áp dụng lại việc kiểm soát bằng thị thực tại hầu hết các điểm biên giới thuộc vùng tự do đi lại theo quy định của Hiệp ước Schengen chính là vấn nạn làn sóng người di cư từ Trung Đông, Bắc Phi và các vùng chiến sự khác vào châu Âu. Theo đó, mỗi năm có hàng trăm ngàn người tị nạn vào vùng đất hứa này với hy vọng tránh được chiến tranh và có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài một số quốc gia như Đức, Hy Lạp, Anh, Canada… tiếp nhận người di cư, nhiều quốc gia trong EU chưa đồng thuận chính sách này. Theo đó, chỉ tính riêng năm 2015 đã có 577.000 người tị nạn nhập cư vào Đức, chiếm hơn 50% số người tị nạn nhập cư vào EU. Năm 2016, mặc dù số người tị nạn nhập cư vào Đức ít hơn chỉ khoảng hơn 213.000 người, nhưng quốc gia này đã bị quá tải người nhập cư nên đã có những động thái ngăn chặn. Từ đó không ít trong số người di cư tị nạn buộc phải tự nguyện hồi hương hoặc bị trục xuất. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải đối mặt với hàng triệu người di cư tập trung ở các trại tị nạn nên dẫn đến tình trạng khủng hoảng chỗ ăn, ở, sinh hoạt, thuốc men, học hành… Hệ lụy của khủng hoảng này là những người di cư tiếp tục bỏ trốn sang các nước châu Âu lân cận. Từ đó dẫn đến nhiều quốc gia trong khối EU phải đóng cửa biên giới hoặc kiểm soát gắt gao người qua lại. Điều này đồng nghĩa với Hiệp ước Schengen đã bị vi phạm.

Hiện tại, mặc dù chưa có quốc gia nào công bố bác bỏ những điều khoản mà mình đã ký kết trong Hiệp ước Schengen nhưng vấn đề kiểm soát biên giới đã, đang tồn tại khá lâu và dường như sẽ trở nên “bền vững” khó thay đổi. Giám đốc Viện Chính sách di dân châu Âu, bà Elizabeth Collett cho biết, một số nước nêu quan điểm “nếu tôi ổn và tự quản lý được biên giới của mình thì tôi sẽ không quan tâm lắm đến việc của người khác”. Bà Collett cho rằng: “Niềm tin về hợp tác quốc tế đang ngày càng mai một dần đến mức báo động. Và đó chính là điều khiến cho các quy định của Hiệp ước Schengen dần mất đi tính hiệu lực”.

Xét về mặt kinh tế, EU là nơi có đến 1,3 tỉ dân hàng năm thường xuyên phải di chuyển, đi công tác và đi du lịch, thì việc kiểm soát hết tuyến biên giới sẽ gây cản trở đến các hoạt động kinh tế và phát sinh chi phí khổng lồ. Chưa hết, báo The Economist khẳng định rằng việc kiểm soát biên giới chặt chẽ sẽ làm giảm sản lượng Vùng Schengen tới 134 tỉ USD trong thập kỷ tới. Mặt khác, việc ngăn cấm qua lại biên giới này, không những gây ra khủng hoảng nhân đạo mà còn ảnh hưởng đến môi trường, chặn đường di trú của một số loài động vật do con người mang theo, khiến cho những loài này lâm vào nguy cơ suy giảm hoặc thậm chí tuyệt chủng. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm lạc quan ban đầu được đưa ra trong Hiệp ước Schengen về một khu vực miễn thị thực.

Hiệp ước Schengen cho phép công dân các nước thành viên đi lại tự do miễn thị thực được một số nước châu Âu thỏa thuận ngày 19-6-1990. Đến ngày 27-11-1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen. Sau đó, hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng ký ngày 25-6-1991. Đến ngày 19-12-2011, có 26 quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này (trong đó có 22 nước thuộc Liên minh châu Âu).

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>